Mùa lúa chín bên thác Bản Giốc ở xã Đàm Thủy, cách trung tâm huyện Trùng Khánh khoảng 20 km. Bản Giốc là thác nước đẹp với các tầng thác nối tiếp nhau, trải rộng đến cả trăm mét. Tháng 10 cũng là thời gian lý tưởng để du khách khám phá thác Bản Giốc.
Nhiếp ảnh gia Phạm Chí Công, sống và làm việc tại Hà Nội, cho biết mỗi lần tới mùa lúa chín là anh đi săn ảnh và mê mẩn trước bức tranh mùa vàng trên từng cung đường vùng cao. Bộ ảnh này anh chụp năm 2019 - 2020 tại Cao Bằng và Yên Bái.
Mùa lúa chín bên thác Bản Giốc ở xã Đàm Thủy, cách trung tâm huyện Trùng Khánh khoảng 20 km. Bản Giốc là thác nước đẹp với các tầng thác nối tiếp nhau, trải rộng đến cả trăm mét. Tháng 10 cũng là thời gian lý tưởng để du khách khám phá thác Bản Giốc.
Nhiếp ảnh gia Phạm Chí Công, sống và làm việc tại Hà Nội, cho biết mỗi lần tới mùa lúa chín là anh đi săn ảnh và mê mẩn trước bức tranh mùa vàng trên từng cung đường vùng cao. Bộ ảnh này anh chụp năm 2019 - 2020 tại Cao Bằng và Yên Bái.
Một nơi ngắm lúa chín thú vị ở Cao Bằng là dòng Quây Sơn uốn lượn qua những ruộng lúa vàng và dãy núi đá vôi trùng điệp ở thung lũng Phong Nậm, huyện Trùng Khánh.
Một nơi ngắm lúa chín thú vị ở Cao Bằng là dòng Quây Sơn uốn lượn qua những ruộng lúa vàng và dãy núi đá vôi trùng điệp ở thung lũng Phong Nậm, huyện Trùng Khánh.
Ruộng lúa chín vàng nằm xen lẫn với những thửa đã gặt xong nhìn từ trên cao ở Phong Nậm.
Cùng thời gian giữa tháng 9 đến đầu tháng 10, các thửa ruộng bậc thang vùng Tây Bắc cũng chuyển vào mùa gặt. Những sóng lúa xanh xen kẽ chín vàng ở Tú Lệ, trên cung đường tới Mù Cang Chải, Yên Bái.
Cùng thời gian giữa tháng 9 đến đầu tháng 10, các thửa ruộng bậc thang vùng Tây Bắc cũng chuyển vào mùa gặt. Những sóng lúa xanh xen kẽ chín vàng ở Tú Lệ, trên cung đường tới Mù Cang Chải, Yên Bái.
Ngày mới huyền ảo trên ruộng bậc thang ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Một nếp nhà làm nơi canh lúa của người dân ở Tú Lệ. Du khách trên đường săn mùa vàng cũng thường ghé những ngôi nhà này nghỉ chân.
Một nếp nhà làm nơi canh lúa của người dân ở Tú Lệ. Du khách trên đường săn mùa vàng cũng thường ghé những ngôi nhà này nghỉ chân.
Sương mây bảng làng trên các ruộng bậc thang La Pán Tẩn, người dân đi thăm đồng, bóng dáng ẩn hiện trong làn sương.
Địa danh này nằm ở độ cao hơn 1.000 m, cách trung tâm huyện Mù Cang Chải hơn 8 km. Người dân tộc Mông cải tạo sườn núi thành ruộng bậc thang từ hàng trăm năm trước và đến nay vẫn dùng để trồng trọt.
Sương mây bảng làng trên các ruộng bậc thang La Pán Tẩn, người dân đi thăm đồng, bóng dáng ẩn hiện trong làn sương.
Địa danh này nằm ở độ cao hơn 1.000 m, cách trung tâm huyện Mù Cang Chải hơn 8 km. Người dân tộc Mông cải tạo sườn núi thành ruộng bậc thang từ hàng trăm năm trước và đến nay vẫn dùng để trồng trọt.
Đồi "mâm xôi" huyền thoại chín vàng trong nắng thu, góc ảnh các du khách và nhiếp ảnh gia thường chụp khi dừng chân tại La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Đồi "mâm xôi" huyền thoại chín vàng trong nắng thu, góc ảnh các du khách và nhiếp ảnh gia thường chụp khi dừng chân tại La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Khu ruộng bậc thang "móng ngựa" ở Lao Chải vào mùa gặt. Từ trung tâm Lao Chải, bạn thuê xe ôm để lên những góc ngắm đẹp. Đường lên cao, dốc và có những con đường nhỏ ngoằn ngoèo, khó đi nên tránh di chuyển vào lúc trời mưa, đường dễ sạt lở và trơn trượt.
“Để có những bức hình đẹp về mùa lúa chín, bạn nên canh khoảnh khắc bình minh, hoàng hôn và khi nắng vàng, tránh những lúc trời âm u”, anh Công cho biết.
Khu ruộng bậc thang "móng ngựa" ở Lao Chải vào mùa gặt. Từ trung tâm Lao Chải, bạn thuê xe ôm để lên những góc ngắm đẹp. Đường lên cao, dốc và có những con đường nhỏ ngoằn ngoèo, khó đi nên tránh di chuyển vào lúc trời mưa, đường dễ sạt lở và trơn trượt.
“Để có những bức hình đẹp về mùa lúa chín, bạn nên canh khoảnh khắc bình minh, hoàng hôn và khi nắng vàng, tránh những lúc trời âm u”, anh Công cho biết.