Ruộng bậc thang Thề Pả ở xã Y Tý và Ngải Thầu (Bát Xát, Lào Cai) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia. Với diện tích 233,1 ha, đây được đánh giá là một trong những khu ruộng có vị trí đẹp và tập trung, là công trình “sáng tạo vĩ đại” của người Mông và Hà Nhì.
Ruộng bậc thang Thề Pả ở xã Y Tý và Ngải Thầu (Bát Xát, Lào Cai) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia. Với diện tích 233,1 ha, đây được đánh giá là một trong những khu ruộng có vị trí đẹp và tập trung, là công trình “sáng tạo vĩ đại” của người Mông và Hà Nhì.
Ruộng trên vùng cao Y Tý, Ngải Thầu, Dền Sáng, Mường Hum... như những bậc thang bắc lên trời xanh, tạo nên bức tranh phong cảnh đẹp đến mê lòng.
Huyện Bát Xát có hơn 3.000 ha ruộng bậc thang.
Ruộng trên vùng cao Y Tý, Ngải Thầu, Dền Sáng, Mường Hum... như những bậc thang bắc lên trời xanh, tạo nên bức tranh phong cảnh đẹp đến mê lòng.
Huyện Bát Xát có hơn 3.000 ha ruộng bậc thang.
Nhiều thửa lúa đã chín rộ, đêm là lúc nhiệt độ xuống thấp, sương đọng khắp nơi trên cây cỏ, 6h khi ánh mặt trời lên phủ màu vàng óng từng lớp trên mảnh ruộng.
Nhiều thửa lúa đã chín rộ, đêm là lúc nhiệt độ xuống thấp, sương đọng khắp nơi trên cây cỏ, 6h khi ánh mặt trời lên phủ màu vàng óng từng lớp trên mảnh ruộng.
Dọc các tuyến tỉnh lộ 158 từ Lào Cai đi Bát Xát, A Mú Sung, A Lù, Y Tý, khắp nơi ruộng bậc thang đang vào thời điểm chín rộ.
Dọc các tuyến tỉnh lộ 158 từ Lào Cai đi Bát Xát, A Mú Sung, A Lù, Y Tý, khắp nơi ruộng bậc thang đang vào thời điểm chín rộ.
Ruộng bậc thang là loại hình canh tác đặc trưng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn vùng cao Bát Xát, gắn với lịch sử của mỗi dân tộc sinh sống nơi đây và là kết quả của quá trình lao động, đúc kết kinh nghiệm và sáng tạo trong việc đưa cây lúa nước lên canh tác trên đồi cao.
Ruộng bậc thang là loại hình canh tác đặc trưng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn vùng cao Bát Xát, gắn với lịch sử của mỗi dân tộc sinh sống nơi đây và là kết quả của quá trình lao động, đúc kết kinh nghiệm và sáng tạo trong việc đưa cây lúa nước lên canh tác trên đồi cao.
Một số xã thuộc huyện Bát Xát có địa hình đồi núi bằng phẳng thường cấy 1 năm 2 vụ lúa, nhưng với các xã như Y Tý, A Lù, A Mú Sung, Trịnh Tường... do địa hình đồi núi dốc dứng nên chỉ canh tác được một vụ lúa và một vụ cây hoa màu.
Một số xã thuộc huyện Bát Xát có địa hình đồi núi bằng phẳng thường cấy 1 năm 2 vụ lúa, nhưng với các xã như Y Tý, A Lù, A Mú Sung, Trịnh Tường... do địa hình đồi núi dốc dứng nên chỉ canh tác được một vụ lúa và một vụ cây hoa màu.
Thửa ruộng bậc thang tại thôn Lao Chải của xã Phìn Hồ ẩn mình trong bóng núi.
Góc ruộng bậc thang đang gặt dở của đồng bào người Mông ở Khu Chu Lìn.
Thôn Khu Chu Lìn thuộc xã A Lù, nằm giáp biên giới Trung Quốc, ngăn cách bởi con suối nhỏ. Toàn bộ phần diện tích đất thoải được người dân tận dụng là nơi canh tác.
Thôn Khu Chu Lìn thuộc xã A Lù, nằm giáp biên giới Trung Quốc, ngăn cách bởi con suối nhỏ. Toàn bộ phần diện tích đất thoải được người dân tận dụng là nơi canh tác.
Ruộng được hình thành từ lâu đời, tuy nhiên với người Dao, Hà Nhì, Mông tập quán và thời điểm canh tác lệch vài ngày trên cùng một khu vực nên lúa có nơi đã được gặt, có nơi chưa. Do địa hình đồi núi dốc đặc trưng, người dân dựng nhà tạm chứa thóc khi gặt xong để tránh mưa, cũng là nơi nghỉ trưa sau thời gian lao động.
Ruộng được hình thành từ lâu đời, tuy nhiên với người Dao, Hà Nhì, Mông tập quán và thời điểm canh tác lệch vài ngày trên cùng một khu vực nên lúa có nơi đã được gặt, có nơi chưa. Do địa hình đồi núi dốc đặc trưng, người dân dựng nhà tạm chứa thóc khi gặt xong để tránh mưa, cũng là nơi nghỉ trưa sau thời gian lao động.
Cánh đồng ruộng bậc thang cách trung tâm Y Tý 7 km đang bước vào thời điểm đẹp nhất.
Chỉ tính riêng năm 2019, Y Tý đón trên 16.000 lượt khách du lịch, đưa doanh thu từ du lịch đạt hơn 6 tỷ đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương và nâng cao thu nhập cho nhiều hộ gia đình nơi rẻo cao biên giới này.
Cánh đồng ruộng bậc thang cách trung tâm Y Tý 7 km đang bước vào thời điểm đẹp nhất.
Chỉ tính riêng năm 2019, Y Tý đón trên 16.000 lượt khách du lịch, đưa doanh thu từ du lịch đạt hơn 6 tỷ đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương và nâng cao thu nhập cho nhiều hộ gia đình nơi rẻo cao biên giới này.
Ngọc Thành