Mù tạt được làm từ củ cải, thường có màu vàng hoặc màu xanh. Trên thế giới có nhiều loại mù tạt. Ở Mỹ, một số loại mù tạt làm từ hạt đất của cây mù tạt trắng hoặc vàng, trộn vào nước ép, giấm, nghệ và các loại gia vị khác hoặc hương liệu. Các loại mù tạt màu nâu và mù tạt kiểu Pháp thường được làm từ rau hoặc lá từ Ấn Độ.
Các hợp chất hoạt tính sinh học trong nhiều loại mù tạt như allyl isothiocyanate (AITC), phenethyl isothiocyanate (PEITC), melatonin và acid ferulic,... được chứng minh là có tác dụng chống lão hóa, kháng nấm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Hạt mù tạt trắng có công sụng ức chế sự hình thành ung thư đại tràng. Một loại mù tạt được trồng ở Ấn Độ có tên là Brassica compestris ngăn ung thư dạ dày và ung thư tử cung ở chuột. Các loại rau họ cải cũng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư túi mật và bàng quang tiết niệu, ức chế sự gia tăng tế bào ung thư phổi, tuyến tụy và tuyến tiền liệt.
Một số nghiên cứu ở phụ nữ Trung Quốc cho thấy ăn nhiều rau cải giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Hạt mù tạt trắng và đen chứa nguồn melatonin dồi dào. Chất này ngăn ngừa sự phát triển của các tiền chất chất gây ung thư vú.
Tại Ấn Độ, một số loại mù tạt được sản xuất trên những nguyên liệu thiên nhiên kết hợp với kim loại nặng và khoáng chất (ví dụ cadmium, arsenic và chì) từ đất. Do đó hàm lượng selen trong mù tạt cao, chống ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất sẽ dẫn đến tích tụ chất ô nhiễm trong mù tạt, ăn nhiều có hại cho sức khỏe. Vấn đề này đã được báo cáo tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ... Người mua mù tạt Ấn Độ hoặc mù tạt đen từ thị trường nên tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo an toàn.
Hiện nay, mù tạt được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn. Tinh dầu mù tạt được sản xuất bằng nghiền hạt, thêm nước, chiết xuất dầu dễ bay hơi bằng chưng cất. Tuy nhiên, hàm lượng chất isothiocyanate allyl của tinh dầu mù tạt có thể độc hại khi sử dụng quá nhiều. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng mù tạt
Theo Foodforbreastcancer