Tại Euro 2004, một bất ngờ lớn đã xãy ra, đội tuyển Hy Lạp sau khi lần lượt đánh bại đội tuyển Pháp (bán kết) và Bồ Đào Nha (chung kết) để lên ngôi vô địch. Tuyển Pháp khi đó là đương kiêm vô địch Châu Âu với đầy đủ các hảo thủ như Zidane, Henry, Barthez... còn Bồ Đào Nha là chủ nhà.
Điều gì đã giúp Hy Lạp với đội hình chẳng có cầu thủ nào tiếng tăm lại thành công vang dội như thế? Đó là câu hỏi mà nhiều chuyên gia sau giải đấu cất công tìm và cuối cùng họ cũng có câu trả lời, đó là sự đoàn kết, thể lực dồi dào của các cầu thủ Hy Lạp và đấu pháp phù hợp cho từng đối thủ. Ở đây phải nói công lớn thuộc về huấn luyện viên Rehaggel.
Tuy nhiên, lối chơi phòng thủ quá tiêu cực của ông làm dấy lên nhiều chỉ trích vì làm hình ảnh của môn túc cầu xấu đi. Vì vậy, sau giải đấu, chẳng ai áp dụng lối đá của ông và đội tuyển Hy Lạp, cũng thoái trào theo.
Chỉ đến World Cup lần này, lối đá này mới được nhắc lại (dĩ nhiên là không tiêu cực như Hy Lạp năm xưa). Thậm chí, nhiều chuyên gia còn mạnh miệng tuyên bố rằng, đội nào phòng ngự tốt, đội đó sẽ lên ngôi vô địch.
Vậy thì những chuyện này có liên quan gì đến trận đấu khuya nay giữa Morocco và Pháp? Có đó. Một Morocco mà hành trình của họ đầu giải đến giờ làm gợi lại một Hy Lạp 2004 nhưng ở một trình độ cao hơn: thể lực dồi dào, phòng thủ có kỹ luật, thoát pressing một cách kỹ thuật và điều quan trọng họ có những cá nhân có thể làm nên chuyện: Ziyeck, Hakimi... Không phải ngẫu nhiên mà họ chỉ đề lọt lưới một bàn (mà lại là bàn đá phản lưới nhà) tính đến thời điểm này.
Còn Pháp, có hay như đội tuyển Pháp 2004? Có. Pháp 2004 có Zidane, Henry, Bathez... thì Pháp 2022 có Griezmann, Girou, Mbappe, Lloris..., họ chơi biến ảo khôn lường khiến đối phương không biết đâu mà lần. Tuy nhiên, không phải là họ không thể đánh bại và nếu thần may mắn không ngoảnh mặt, chính đội tuyển Anh chứ không phải họ đá ở trận bán kết này.
Ở đây, chúng ta cần nhớ lại trận Morocco gặp Bồ Đào Nha. Morocco là khắc chế rất tốt bộ tứ Fernandes, Felix, Ramos/Ronaldo, Silva thì không có lý gì họ lại không khắc chế tốt bộ tứ Griezmann, Girou, Mbappe, Dembele. Tuyến trên, Saka (tuyển Anh) khấy đảo đội Pháp như thế nào thì Ziyeck cũng không thua kém.
Do vậy, trong chừng mực nào đó, có thể nói Morocco không phải là đối thủ mà đội tuyển Pháp dễ xơi và nếu trận đấu phải kéo đến loạt trận đá luân lưu, không biết chừng Morocco lạnh lùng sẽ chiến thắng thì sao?
Năm xưa, Hy Lạp buộc Pháp dừng chân ở bán kết Euro, thì tại sao Ma rốc ở bán kết World Cup kỳ này thì không?
Quý Nguyễn
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.