Tôi có anh bạn dân gốc Quảng Nam, mỗi lần về quê đều đem vào tặng tôi một vài đặc sản quê nhà. Riêng món mì Quảng, anh ấy than phiền: "Một số quán ở Sài Gòn treo biển bán mì Quảng, nhưng chan nhiều nước lèo như phở, hủ tíu vậy".
Anh ấy nói rằng mì Quảng chính gốc ở quê được chan rất ít nước lèo. Tôi thì nghĩ một món đặc sản của địa phương, khi bán ở một nơi khác sẽ gia giảm gia vị, nguyên liệu cho phù hợp khẩu vị người của nơi đó.
Nhưng mới đây, có việc đi làm về khuya, bụng đói, tôi thấy một quán "Hủ tíu Mỹ Tho" còn sáng đèn, bèn vào ăn thì mới hiểu nỗi lòng của người bạn xứ Quảng.
Tô hủ tíu Mỹ Tho mà quán bưng lên cho tôi...giống tô hủ tíu gõ hơn là hủ tíu Mỹ Tho - quê tôi.
Tôi thấy cách làm ăn như vậy là không ổn, vì nhiều người khi ăn quán đó, sẽ nghĩ hủ tíu Mỹ Tho có gì đặc biệt, khi chẳng khác chi hủ tíu gõ.
Tôi nhớ một số người còn than phiền bún bò Huế ở Sài Gòn khác xa bún bò Huế ở Huế.
Đem đặc sản một vùng đi bán ở nơi khác, chúng ta nên giữ nguyên bản hay biên tấu? Nếu biến tấu thì làm thế nào để thực khách không hiểu lầm?
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.