A Phủ là nhân vật chính thứ hai của truyện, được xây dựng với một bút pháp nghệ thuật có nhiều phần giống Mị. Anh kiên cường, khỏe mạnh, không sợ đối mặt với bọn con quan, dám trừng trị khi chúng quấy phá cuộc vui xuân của đám bạn mình. A Phủ đã nắm lấy cái vòng cổ bạc có tua chỉ xanh của A Sử để kéo đập đầu nó xuống, xé áo nó ra mà đánh. Anh bị bắt, bị phạt vạ.
Theo nhà nghiên cứu Đỗ Kim Hồi, Mị và A Phủ có nhiều điểm giống nhau, đều là nạn nhân của nhà thống lý Pá Tra, một người là con dâu gạt nợ, một người là người ở nợ. Hai người đều bị bố con nhà Pá Tra trói đứng, chỉ khác là người đàn bà phải trói có một đêm trong buồng, bằng sợi dây đay, trong khi người đàn ông phải bị trói ngoài trời, trong những vòng dây mây thít chặt.
Đoạn cuối, khi hai người cùng đưa nhau đến Phiềng Sa, gặp cách mạng và dần trở thành những con người mới. "Hai người đi ròng rã hơn một tháng. Họ truyền trên những triền núi cao ngất, lốm đốm nhà, thấp thoáng ruộng, đất đỏ, suối trắng tinh, trông thấy trước mặt mà đi mấy ngày chưa tới. Từ Hồng Ngài xuống qua vùng ruộng ở Mường Quài của người thái, từ Nậm Cất sang Chống Chia, từ Chống Chia qua dốc Lùng Chùng Phủng lại trở về bờ sông Ðà phía giữa châu Phù Yên sang châu Mai Sơn, chỗ đầu mối giao thông của ngoài vùng tự do vào khu du kích của các dân tộc Thái, Dao, Mèo bên kia sông. Rồi họ về trong những làng Mông Ðỏ hẻo lánh vùng Phìa Sa".
Câu 5: Nhà văn Tô Hoài quê ở đâu?