Mị đã bị nhà thống lý Pá Tra làm cho tàn lụi, héo hắt tưởng chừng như vô hồn, vô cảm nhưng thật ra, trong sâu thẳm, tâm hồn Mị không hoàn toàn giá lạnh. Khát vọng sống, khát vọng tự do trong cô vẫn âm ỉ như một hòn than hồng bị tro bụi phủ đầy, chỉ cần một ngọn gió là bùng lên mạnh mẽ. Và khát vọng ấy đã cháy lên trong một đêm tình mùa xuân.
Cảnh quan mùa xuân có sức lay động: "Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ".
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. "Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước", Tô Hoài viết.
Men rượu đã giúp Mị quên đi hiện tại cay đắng để sống với những âm thanh tình tứ, nồng nàn của đêm tình mùa xuân: tiếng chó sủa, tiếng hát, tiếng sáo gọi bạn... Bức tranh Hồng Ngài mùa xuân năm ấy có sức làm say đắm lòng người tuổi trẻ. Gió rét, sắc vàng ửng của cỏ tranh, sự biến đổi màu sắc kỳ ảo của các loài hoa đẹp đã góp phần làm nên cuộc nổi loạn trong một tâm hồn đã bấy nhiêu năm tê dại vì đau khổ.
Cái say vừa gây lãng quên, vừa đem về nỗi nhớ, lãng quên thực tại nhưng lại nhớ về những ngày trước, quan trọng hơn là vẫn nhớ rằng mình vẫn là một con người, vẫn có quyền sống.
"Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mặt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường".
Câu 4: Đoạn cuối truyện, Mị cùng A Phủ chạy trốn khỏi nhà thống lý Pa Tra, đúng hay sai?