"Những cuộc chạy đua này chủ yếu nhằm xua đuổi các máy bay thu thập thông tin từ Nga và chiến đấu cơ của Trung Quốc", AFP dẫn thông tin từ Bộ tổng tham mưu Lực lượng Phòng vệ Nhật cho hay.
70% số lần máy bay Nhật cất cánh là đối phó với máy bay của Nga, 30% là để chặn máy bay Trung Quốc. Máy bay của hai nước này chưa lần nào xâm nhập thành công.
Con số này đánh dấu mức tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái, khi chiến đấu cơ Nhật chỉ phải cất cánh khoảng 110 lần. Nga bị cho là thường xuyên đưa máy bay đến gần Nhật, khi hai nước vẫn tiếp tục thương lượng về tranh chấp lãnh thổ tồn tại từ thời Thế chiến II.
Cuối tháng 5 và đầu tháng 6, chiến đấu cơ Trung Quốc liên tục áp sát các máy bay quân sự của Nhật trên biển Hoa Đông, với khoảng cách chỉ vài chục mét. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera mô tả hành động trên là cực kỳ nguy hiểm và phản đối mạnh mẽ với Trung Quốc.
Phía Trung Quốc đổ lỗi cho máy bay Nhật đi vào vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh tự tuyên bố cuối năm ngoái. Trên không phận có tranh chấp này, máy bay chiến đấu của Nhật Bản đã đối đầu với máy bay Trung Quốc 415 lần trong vòng một năm qua.
Căng thẳng giữa hai nước gần đây gia tăng khi Nhật Bản thông qua việc diễn giải lại Hiến pháp, cho phép lực lượng quân sự nước này tham chiến ở nước ngoài để bảo vệ đồng minh. Trung Quốc phản đối gay gắt quyết định này của Nhật Bản, nói việc làm này gợi lại đau thương thời bị Nhật chiếm đóng hồi Thế chiến II.
Hôm 7/7, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thể hiện động thái làm dịu căng thẳng với Trung Quốc, nói sẵn sàng đối thoại với Bắc Kinh, khi đến thăm Australia. Ông Abe cũng kêu gọi Trung Quốc cùng hợp tác với Nhật và Australia để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng ở châu Á - Thái Bình Dương.
Khánh Lynh