Theo đó, Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc thông báo cấp chứng nhận sản xuất cho mẫu máy bay có sức chứa 90 hành khách của COMAC trong hôm qua (9/7). Cuối năm nay, 5 chiếc AJR21 sẽ được gửi tới những khách hàng đã đặt trước.
COMAC đã mất hơn 10 năm để thiết kế, chế tạo, đưa ra thị trường mẫu máy bay này. ARJ21 cất cánh lần đầu tiên vào tháng 6 năm ngoái. Nó có tầm hoạt động tối đa khoảng 3.700 km và được coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các dòng máy bay tương tự do hãng Bombardier và Embraer SA sản xuất.
Hãng COMAC đã nhận được 413 đơn hàng từ 19 khách hàng cho mẫu máy bay sử dụng động cơ của General Electric này. Trong đó, năm ngoái, China Aircraft Leasing đã ký một hợp đồng trị giá 2,3 tỷ USD để mua 60 chiếc ARJ21. Tuy nhiên, để có thể bán và vận hành máy bay tại nước ngoài, COMAC vẫn cần nhận được các giấy chứng nhận từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và các cơ quan chức năng tại châu Âu.
* Máy bay ARJ21 cất cánh tạ
Trước đây, ARJ21 đã gặp phải hàng loạt sự cố về dây điện, nứt cánh, lỗi cửa và khả năng bay dưới trời mưa. FAA cho biết họ không có ý định chứng nhận cho ARJ21, trừ khi nó được nâng cấp lên đạt tiêu chuẩn phương Tây.
ARJ21 có nghĩa là Advanced Regional Jet for the 21st Century - Phản lực Tân tiến trong khu vực cho thế kỷ 21. Đồng thời, sự phát triển máy bay Trung Quốc là một phần trong kế hoạch "Made in China 2025" đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhà lãnh đạo này cho rằng ngành hàng không vũ trụ có thể giúp Trung Quốc cạnh tranh trực tiếp với Đức, Nhật về công nghệ và năng lực sản xuất.
Anh Tú (theo Bloomberg)