Tại triển lãm hàng không Paris năm 2013, chiếc tiêm kích siêu cơ động Su-35 của Nga có màn trình diễn khó tin khi thực hiện tổng hợp cả 4 động tác nhào lộn được đánh giá khó bậc nhất thế giới bao gồm Hổ mang bành (Pugachev's Cobra), Herbst, Kulbit và Lá vàng rơi (Tailslide), theo Popular Mechanics.
Để thực hiện các động tác nhào lộn phức tạp và đẹp mắt trên không, đa phần các tiêm kích đời thấp của Nga đều phải dựa vào đặc tính của nguyên lý khí động học. Các luồng không khí chạy qua cánh tạo nên lực nâng giữ cho máy bay ở độ cao nhất định và phi công sẽ điều khiển chuyển động của máy bay bằng cách thay đổi bề mặt tiếp xúc với những luồng khí.
Tuy nhiên, với việc được trang bị động cơ vertor đẩy, các mẫu tiêm kích hiện đại như S-35 hoàn toàn có thể bỏ qua nguyên lý này để thực hiện các màn trình diễn "không tưởng".
Thay vì dựa vào các luồng khí, động cơ vector đẩy của Su-35 có thể làm cho máy bay cuộn và xoay tròn nhờ việc thay đổi hướng lực.
Tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng máy bay cũng đóng một phần rất quan trọng trong việc giữ thăng bằng khi nhào lộn. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 thì lực đẩy của máy bay có thể cân bằng với trọng lượng máy bay và một số lực khác, lúc này các phi công có thể tắt động cơ và điều khiển máy bay nhào lộn ở vị trí do họ xác định.
Trong màn biểu diễn tại Paris, các động tác này được Su-35 thực hiện liên tiếp khiến khán giả phải thực sự hiểu biết và tinh ý mới nhận ra thời điểm bắt đầu và kết thúc từng động tác.
Nguyễn Hoàng