Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba cho biết, trẻ em khác biệt rõ rệt với người lớn về chức năng sinh lý và sinh hóa của cơ thể . Tỷ lệ mỡ, nước trong cơ thể trẻ khác dẫn đến việc hấp thu thuốc khác rõ rệt so với người lớn. Sự phát triển chưa hoàn chỉnh của một số cơ quan như hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, chức năng gan, thận... dẫn đến việc chuyển hóa, thải trừ thuốc phức tạp hơn, nguy cơ ngộ độc cũng cao hơn người trưởng thành.
Chính vì thế, theo bác sĩ, một bệnh nhi không thể an toàn nếu dùng thuốc dành cho người lớn. Phụ huynh cũng không thể suy ra liều của một đứa trẻ dựa vào liều của người lớn (ví dụ là trẻ 7kg cần 1/10 liều của người lớn 70kg). Chức năng của từng cơ quan, sự phát triển của con đường sinh hóa mới là yếu tố quyết định lựa chọn thuốc và liều thuốc cho trẻ. Nói cách khác, trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ, và cần sử dụng các loại thuốc riêng biệt phù hợp theo tuổi, cân nặng.
Ba nhóm thuốc chính sử dụng trong điều trị ho, cảm lạnh là: Thuốc chống nghẹt mũi, thuốc kháng histamine và thuốc ho. Tác dụng phụ thường gặp của các nhóm này là gây khô dịch tiết, mất phản xạ ho, ứ đọng dịch đờm, có thể gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Phùng Hòa Bình, nguyên trưởng bộ môn Dược cổ truyền, Đại học Dược Hà Nội, không chỉ thuốc tây y, một số dược liệu trong thuốc ho đông dược dành cho người lớn có hoạt tính mạnh, cũng cần thận trọng dùng cho trẻ em bởi cơ thể trẻ còn yếu và khả năng chuyển hóa, thải trừ chưa hoàn thiện.
Thực tế, tần suất mắc bệnh đường hô hấp của trẻ thường xuyên, có thể lên tới 10-12 lần mỗi năm. Con số này ở người trưởng thành thường ít hơn nhiều, khoảng 2-4 lần một năm. Nguyên nhân chính là sức đề kháng của trẻ còn yếu, kích thước đường thở nhỏ hẹp, vòi nhĩ ngắn và rộng lại nằm ngang nên dễ bị tắc nghẽn đường hô hấp (nghẹt mũi, thở khò khè...) và viêm tai giữa.
Chuyên gia nhận định, trẻ em thường bị viêm đường hô hấp trên cấp tính với biểu hiện sổ mũi, ớn lạnh, sốt nhẹ, đau lưng, đau cơ và viêm họng. Nhóm bệnh này thường xuất phát từ cảm do phong hàn, phong nhiệt gây nên.
Trẻ nhỏ dễ viêm đường hô hấp và tái phát nhiều khi đổi thời tiết. Quá trình phát triển cơ thể gây tăng sinh năng lượng làm cho trẻ luôn trong tình trạng nóng. Vậy nên, để cân bằng thân nhiệt khoảng 37độ C thì trẻ thường ra nhiều "mồ hôi trộm". Khi ra mồ hôi nhiều thì bé dễ bị nhiễm lạnh ngược lại (bị cảm) gây viêm đường hô hấp. Mặt khác, hệ thống miễn dịch chưa ổn định, sức đề kháng kém; khả năng tự điều chỉnh cơ thể chưa hoàn thiện cũng là những nguyên nhân trẻ dễ bị cảm.
Với tần suất mắc dày đặc như trên, bên cạnh hiệu quả, một sản phẩm khắc phục viêm đường hô hấp cho trẻ em cần phải đề cao yếu tố giảm tái phát, an toàn khi sử dụng lâu dài. Lúc này, cha mẹ lý bệnh cho con ở giai đoạn sớm, khi bệnh còn ở phía ngoài của cơ thể (bệnh tại biểu), tức là giai đoạn đầu sau khi bị cảm, với các triệu chứng như: sợ lạnh, phát sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, chảy mũi nước... Phương pháp chủ yếu là giải cảm, tán hàn. Việc điều trị không kịp thời sẽ gây viêm hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi ...).
Nhóm trẻ ở độ tuổi đi học (3-12 tuổi) có cơ thể cứng cáp, sức đề kháng tốt hơn trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nhưng vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên cần chăm sóc và xử trí phù hợp nếu mặc bệnh. Cụ thể như:
- Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, nhất là trước bữa ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Mặc đồ phù hợp thời tiết.
- Đeo khẩu trang lúc ra đường để tránh bụi, khí lạnh, không khí ô nhiễm.
- Cho trẻ sử dụng siro ho cảm bằng thảo dược khi bắt đầu hắt hơi nhiều, chảy nước mũi trong, húng hắng ho. Với trẻ trên 5 tuổi, có thể cho kết hợp dùng viên ngậm dành riêng cho trẻ em có thành phần từ quất, húng chanh, keo ong, kha tử... để giảm tức thời các triệu chứng khó chịu như ngứa rát họng, khản tiếng, ho...
- Trường hợp trẻ sốt cao, li bì, bỏ ăn, thở nhanh, khò khè..., cần đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn cách xử lý.
Lê Nguyễn
Siro ho cảm Ích Nhi 3+ và viên ngậm ho Ích Nhi - Bộ sản phẩm hỗ trợ điều trị ho-cảm chuyên biệt cho trẻ 3-12 tuổi.
Thông tin về sản phẩm: https://ichnhi.vn/san-pham/siro-ho-cam-ich-nhi-3/
Facebook: https://www.facebook.com/ichnhi.vn
GPQC số:00859/2019/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.