Hôm 13/5, ngôi nhà ba tầng một tum trên phố Thành Công, quận Hà Đông, bốc cháy khiến bốn bà cháu thiệt mạng. Ngôi nhà rộng 40 m2, là kiểu nhà ống, phía sau giáp trường học, hai bên giáp nhà dân, chỉ có lối thoát hiểm phía trước. Gia chủ đã làm lồng sắt các tầng hai và ba. Để chữa cháy, cảnh sát phải dùng kìm cắt những thanh tầng hai. Ảnh: Gia Chính
Hôm 13/5, ngôi nhà ba tầng một tum trên phố Thành Công, quận Hà Đông, bốc cháy khiến bốn bà cháu thiệt mạng. Ngôi nhà rộng 40 m2, là kiểu nhà ống, phía sau giáp trường học, hai bên giáp nhà dân, chỉ có lối thoát hiểm phía trước. Gia chủ đã làm lồng sắt các tầng hai và ba. Để chữa cháy, cảnh sát phải dùng kìm cắt những thanh tầng hai. Ảnh: Gia Chính
Bốn ngày sau đó, một vụ cháy khác xảy ra tại căn nhà ống bốn tầng trong ngõ 125 phố Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Năm người trong gia đình gồm cả người lớn và trẻ nhỏ đều thoát nạn từ phía ban công.
Chị Minh Tâm, chủ nhà thừa nhận đã "may mắn không lắp khung sắt chống trộm. Nếu trước đây lắp thì nay không biết như thế nào".
Bốn ngày sau đó, một vụ cháy khác xảy ra tại căn nhà ống bốn tầng trong ngõ 125 phố Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Năm người trong gia đình gồm cả người lớn và trẻ nhỏ đều thoát nạn từ phía ban công.
Chị Minh Tâm, chủ nhà thừa nhận đã "may mắn không lắp khung sắt chống trộm. Nếu trước đây lắp thì nay không biết như thế nào".
Với diện tích chật hẹp, nhà ống trở thành lựa chọn tối ưu tại các đô thị lớn như Hà Nội. Theo thống kê, toàn TP Hà Nội có khoảng 70% nhà ở dạng ống, với ba mặt tường kín.
Lo ngại trộm cắp, trẻ nhỏ rơi xuống và muốn gia tăng diện tích sử dụng, nhiều gia đình ở Hà Nội thường không làm lối lên mái và rào kín ban công bằng khung sắt, lưới thép. Khi xảy ra cháy nổ, người trong nhà không thể thoát ra, người bên ngoài khó chữa cháy, cứu nạn.
Với diện tích chật hẹp, nhà ống trở thành lựa chọn tối ưu tại các đô thị lớn như Hà Nội. Theo thống kê, toàn TP Hà Nội có khoảng 70% nhà ở dạng ống, với ba mặt tường kín.
Lo ngại trộm cắp, trẻ nhỏ rơi xuống và muốn gia tăng diện tích sử dụng, nhiều gia đình ở Hà Nội thường không làm lối lên mái và rào kín ban công bằng khung sắt, lưới thép. Khi xảy ra cháy nổ, người trong nhà không thể thoát ra, người bên ngoài khó chữa cháy, cứu nạn.
Bảy năm trước, sau hai lần bị trộm đột nhập từ ban công vào nhà lấy tài sản, ông Nguyễn Xuân Bình (67 tuổi, phố Nguyễn Vĩnh Bảo, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy) quyết định lắp rào sắt ở các lối ra ba công. "Lúc đầu tôi lưỡng lự vì lắp lồng sắt rất xấu. Nhưng trộm nó coi mình chứ mình không thể coi nó mãi nên tôi lắp", ông Bình nói.
Bảy năm trước, sau hai lần bị trộm đột nhập từ ban công vào nhà lấy tài sản, ông Nguyễn Xuân Bình (67 tuổi, phố Nguyễn Vĩnh Bảo, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy) quyết định lắp rào sắt ở các lối ra ba công. "Lúc đầu tôi lưỡng lự vì lắp lồng sắt rất xấu. Nhưng trộm nó coi mình chứ mình không thể coi nó mãi nên tôi lắp", ông Bình nói.
Trên lồng sắt, ông Bình cho mở cửa thoát hiểm nhưng thường xuyên khóa. Ổ khóa bọc kín bằng nylon, còn chìa khóa mở cửa được treo trong mỗi phòng, ngay lối ra ban công. Ông Bình tính toán mỗi lần mở lối thoát hiểm mất gần một phút, nhưng không lường hết tình huống, rủi ro khác khi xảy ra hỏa hoạn.
Trên lồng sắt, ông Bình cho mở cửa thoát hiểm nhưng thường xuyên khóa. Ổ khóa bọc kín bằng nylon, còn chìa khóa mở cửa được treo trong mỗi phòng, ngay lối ra ban công. Ông Bình tính toán mỗi lần mở lối thoát hiểm mất gần một phút, nhưng không lường hết tình huống, rủi ro khác khi xảy ra hỏa hoạn.
Cách đó khoảng 2 km, căn nhà bốn tầng của gia đình ông Nguyễn Văn Tiến (75 tuổi, ở phố Quan Nhân, phường Trung Hoà) cũng được lắp lồng sắt. Ông Tiến cho hay lồng sắt chống trộm và làm giàn cho cây xanh cản nắng hắt vào nhà.
Lồng sắt có cửa thoát hiểm, nhưng sáng 20/5, khi công an phường Trung Hòa đến kiểm tra phòng cháy chữa cháy, cửa lại được buộc chặt bằng dây thép nên khó mở. Công an phường vận động ông tháo ra và trang bị thêm bình chữa cháy, mặt nạ phòng độc.
Cách đó khoảng 2 km, căn nhà bốn tầng của gia đình ông Nguyễn Văn Tiến (75 tuổi, ở phố Quan Nhân, phường Trung Hoà) cũng được lắp lồng sắt. Ông Tiến cho hay lồng sắt chống trộm và làm giàn cho cây xanh cản nắng hắt vào nhà.
Lồng sắt có cửa thoát hiểm, nhưng sáng 20/5, khi công an phường Trung Hòa đến kiểm tra phòng cháy chữa cháy, cửa lại được buộc chặt bằng dây thép nên khó mở. Công an phường vận động ông tháo ra và trang bị thêm bình chữa cháy, mặt nạ phòng độc.
Phía trước một ngôi nhà năm tầng trong ngõ 20 đường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, cũng được bịt kín bằng lồng sắt.
Phía trước một ngôi nhà năm tầng trong ngõ 20 đường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, cũng được bịt kín bằng lồng sắt.
Khung sắt có cửa thoát hiểm song tương đối nhỏ, khó thoát nhanh ra ngoài khi xảy ra hỏa hoạn.
Năm 2021, UBND TP Hà Nội ban hành Quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Theo đó, nếu nhà ở riêng lẻ cao trên 6 tầng hoặc có trên một tầng hầm có một lối ra thoát nạn là cửa chính thì cần bố trí tối thiểu một lối ra khẩn cấp (qua ban công, lô gia, cửa sổ có mặt ngoài thông thoáng, lối lên mái nhà hoặc bằng thang sắt, ống tụt, thang dây ngoài nhà). Trường hợp lối thoát qua lồng sắt, lưới sắt, phải có ô cửa có kích thước tối thiểu 0,6x0,8 m để cho người di chuyển thuận lợi.
Với nhà ở riêng lẻ dưới 6 tầng, hiện không có quy định cụ thể về lối thoát nạn. Luật Phòng cháy chữa cháy chỉ quy định: Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.
Khung sắt có cửa thoát hiểm song tương đối nhỏ, khó thoát nhanh ra ngoài khi xảy ra hỏa hoạn.
Năm 2021, UBND TP Hà Nội ban hành Quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Theo đó, nếu nhà ở riêng lẻ cao trên 6 tầng hoặc có trên một tầng hầm có một lối ra thoát nạn là cửa chính thì cần bố trí tối thiểu một lối ra khẩn cấp (qua ban công, lô gia, cửa sổ có mặt ngoài thông thoáng, lối lên mái nhà hoặc bằng thang sắt, ống tụt, thang dây ngoài nhà). Trường hợp lối thoát qua lồng sắt, lưới sắt, phải có ô cửa có kích thước tối thiểu 0,6x0,8 m để cho người di chuyển thuận lợi.
Với nhà ở riêng lẻ dưới 6 tầng, hiện không có quy định cụ thể về lối thoát nạn. Luật Phòng cháy chữa cháy chỉ quy định: Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.
Phía trước một chung cư mini dạng nhà ống tại đường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm. Những ô cửa sổ được gia cố bằng lồng sắt, một thang thoát hiểm được đặt ở giữa nhưng khá vướng khi di chuyển.
Chị Mai, người thuê trọ, cho biết thang thoát hiểm dường như chỉ "lắp cho có", nếu xảy ra hoả hoạn sẽ rất khó thoát nhanh ra bên ngoài.
Phía trước một chung cư mini dạng nhà ống tại đường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm. Những ô cửa sổ được gia cố bằng lồng sắt, một thang thoát hiểm được đặt ở giữa nhưng khá vướng khi di chuyển.
Chị Mai, người thuê trọ, cho biết thang thoát hiểm dường như chỉ "lắp cho có", nếu xảy ra hoả hoạn sẽ rất khó thoát nhanh ra bên ngoài.
Nhiều ngôi nhà trên phố Hồ Đắc Di, quận Đống Đa, chỉ có lối thoát hiểm phía trước nhà, nhưng dựng khung sắt bịt kín cửa sổ, ban công.
Nhiều ngôi nhà trên phố Hồ Đắc Di, quận Đống Đa, chỉ có lối thoát hiểm phía trước nhà, nhưng dựng khung sắt bịt kín cửa sổ, ban công.
Trong các khuyến cáo về phòng cháy chỉ rõ nhà có sân thượng thì phải bố trí thông thoáng, không được bít kín, đảm bảo yêu cầu thoát người khi có sự cố. Song phần tum của nhiều ngôi nhà cũng được bịt kín.
Trong các khuyến cáo về phòng cháy chỉ rõ nhà có sân thượng thì phải bố trí thông thoáng, không được bít kín, đảm bảo yêu cầu thoát người khi có sự cố. Song phần tum của nhiều ngôi nhà cũng được bịt kín.
Chứng kiến và xử lý nhiều vụ hỏa hoạn, thượng tá Đỗ Anh Quyến, Phó trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm, cho biết nhiều gia đình có xu hướng "phòng trộm mà quên phòng cháy". Lực lượng chức năng mất rất nhiều thời gian khi chữa cháy ở những ngôi nhà dạng ống bịt kín ban công, cửa sổ bằng khung sắt.
"Để mở đường cứu nạn, cách duy nhất là phải cắt dỡ lồng sắt. Nhưng có khi thời gian cắt lồng sắt khá lâu dẫn tới không kịp cứu người", thượng tá Quyến nói.
Chứng kiến và xử lý nhiều vụ hỏa hoạn, thượng tá Đỗ Anh Quyến, Phó trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm, cho biết nhiều gia đình có xu hướng "phòng trộm mà quên phòng cháy". Lực lượng chức năng mất rất nhiều thời gian khi chữa cháy ở những ngôi nhà dạng ống bịt kín ban công, cửa sổ bằng khung sắt.
"Để mở đường cứu nạn, cách duy nhất là phải cắt dỡ lồng sắt. Nhưng có khi thời gian cắt lồng sắt khá lâu dẫn tới không kịp cứu người", thượng tá Quyến nói.
Việt An