Ai có nguy cơ bị cục máu đông?
TS.BS Vũ Trí Thanh - Phó Trưởng cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y dược, TP HCM cho biết, sau khi hình thành, cục máu đông có thể làm chậm hoặc chặn quá trình lưu thông máu. Điều này cản trở máu đến não gây đột quỵ, ngăn lưu lượng máu của tim gây ra đau tim - hai nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Vì thế, không nên có bất cứ sự chủ quan nào đối với cục máu đông. Tình trạng có thể "tấn công" bất kỳ ai, không kể tuổi tác, giới tính hay chủng tộc. Một số đối tượng nằm trong nhóm nguy cơ cao, như:
Thừa cân, béo phì: tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch và gây thuyên tắc - huyết khối tĩnh mạch (VTE). Thừa cân, béo phì khiến lười vận động, làm tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối.

Cục máu đông có thể đe doạ tình trạng sức khỏe. Ảnh: Shutterstock
Hút thuốc: hút thuốc làm hỏng niêm mạc mạch máu và làm máu dễ kết dính hơn, là tác nhân gây ra đau tim và đột quỵ, tăng nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch VTE.
Mang thai: quá trình mang thai làm thay đổi estrogen cùng với sự lớn lên của thai nhi sẽ tạo áp lực lên các mạch máu ở bụng, xương chậu dễ gây ra cục máu đông.
Dùng thuốc tránh thai: sử dụng thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ bị đông máu cao gấp 3 hoặc 4 lần.
Mắc các bệnh dễ nhiễm trùng: ung thư não, buồng trứng, tuyến tụy, ruột kết, dạ dày, phổi và thận... có thể làm tăng nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) hoặc thuyên tắc phổi PE. Bệnh tiểu đường, HIV, viêm ruột, viêm đại tràng... cũng là nguyên nhân gây đông máu bất thường.
Không vận động trong thời gian dài: nằm viện hoặc ngồi trong ôtô, trên máy bay từ 4 giờ trở lên có thể làm tăng nguy cơ đông máu, đặc biệt là nếu không uống đủ nước.
Di truyền: nếu người trong gia đình có các bệnh liên quan cục máu đông thì rất có thể di truyền cho thế hệ sau.
Tiền sử bệnh: số liệu thống trên CDC Mỹ chỉ ra khoảng 33% những người bị DVT/PE sẽ bị tái phát trong vòng 10 năm.
Nếu bản thân thuộc đối tượng nguy cơ, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để được hướng dẫn chăm sóc, điều trị phù hợp. Khi có các triệu chứng nghi ngờ cục máu đông như khó thở đột ngột, đau tức ngực, chuột rút liên tục, sưng, đỏ, nóng ở vùng cổ chân hoặc cánh tay, ho hoặc ho ra máu... nên đi thăm khám để điều trị kịp thời.

Lối sống lành mạnh giúp phòng tránh nguy cơ hình thành cục máu đông. Ảnh: Shutterstock
Những lưu ý để phòng ngừa cục máu đông
TS.BS Vũ Trí Thanh nhấn mạnh, thiết lập thói quen tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm nguy cơ đông máu, các tình trạng khác liên quan đến cục máu đông, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và béo phì. Bạn hãy dành thời gian cho bài tập thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể. Nếu phải ngồi trong thời gian dài, mỗi người hãy đứng dậy và đi lại để tăng cường lưu thông máu. Bạn có thể thường xuyên thực hiện một số bài tập nhẹ như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp...
Ngoài ra, để tránh nguy cơ hình thành cục máu đông, hãy ghi nhớ một số lưu ý sau:
Uống nhiều nước: khi cơ thể thiếu nước máu sẽ đặc lại một cách tự nhiên và khả năng cao là máu sẽ đông lại. Bạn có thể uống ít rượu vang đỏ hoặc nước ép nho.
Nên ăn nhiều trái cây và rau; các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nho tím, kiwi và dầu ô liu giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các chất làm loãng máu tự nhiên như tỏi, quế, nghệ... vào chế độ ăn hằng ngày. Mỗi người giảm chất béo động vật để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch tổng thể.
Mỗi cá nhân tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh tim, tiểu đường, ung thư và các tình trạng khác để giảm nguy cơ hình thành huyết khối.

NattoEnzym Red Rice góp phần phòng ngừa đột quỵ, giảm mỡ máu. Ảnh: Shutterstock
Men gạo đỏ và Natto (đậu tương lên men) là món ăn truyền thống lâu đời của Nhật Bản. Thực phẩm được ví "tinh hoa ẩm thực" giúp người dân xứ hoa anh đào luôn đứng đầu thế giới về tuổi thọ bao đời nay. Trải qua nhiều công trình nghiên cứu, men gạo đỏ góp phần ngăn tế bào máu kết dính, giảm độ nhầy máu, hạ huyết áp, hỗ trợ đánh tan cục máu đông, phòng đột quỵ từ hợp chất monacolin K có trong men gạo đỏ, chiết xuất enzym nattokinase có trong natto.
Tại Việt Nam, các thành phần có "giá trị vàng" với sức khỏe này từ men gạo đỏ và natto có mặt trong thành phần sản phẩm NattoEnzym Red Rice của Dược Hậu Giang. NattoEnzym Red Rice với sự kết hợp từ men gạo đỏ và nattokinase nhằm góp phần chống hình thành cục máu đông, dự phòng đột quỵ, cải thiện tuần hoàn não.
Để luôn đảm bảo, dẫn đầu về chất lượng, hơn 10 năm nay Dược Hậu Giang hợp tác, nhập nguyên liệu từ JBSL - Phòng Thí nghiệm Khoa học Sinh học Nhật Bản, đơn vị cung cấp nguyên liệu nattokinase lớn. Ngoài ra, trước khi đến tay người tiêu dùng, các sản phẩm NattoEnzym Red Rice còn phải vượt qua các tiêu chí khắt khe, nghiêm ngặt của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) để nhận được chứng nhận JNKA với dấu mộc của hiệp hội trên bao bì.
Lê Nguyễn

NattoEnzym Red Rice còn hỗ trợ giảm cholesterol máu cho người mỡ máu cao.
Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA)
Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 2543/2021/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.