Tại TP Thủ Đức, ngày 8/10 công nhân của Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải triển khai cắm mốc ở gần rạch Gò Công. Vành đai 3 đi qua Thủ Đức dài gần 15 km, điểm đầu giáp nút giao cao tốc Long Thành - Dầu Giây; điểm cuối giáp nút giao Tân Vạn, trong đó nhiều đoạn đi qua đồng ruộng. Hơn 600 cọc được cắm ở đây.
Vành đai 3 dài hơn 76 km chạy qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Trong đó địa phận TP HCM, tuyến dài hơn 47 km, đi qua TP Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh. Ở TP HCM dự tính có hơn 1.900 cọc ranh giới, dự kiến hoàn tất trước ngày 10/10.
Tại TP Thủ Đức, ngày 8/10 công nhân của Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải triển khai cắm mốc ở gần rạch Gò Công. Vành đai 3 đi qua Thủ Đức dài gần 15 km, điểm đầu giáp nút giao cao tốc Long Thành - Dầu Giây; điểm cuối giáp nút giao Tân Vạn, trong đó nhiều đoạn đi qua đồng ruộng. Hơn 600 cọc được cắm ở đây.
Vành đai 3 dài hơn 76 km chạy qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Trong đó địa phận TP HCM, tuyến dài hơn 47 km, đi qua TP Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh. Ở TP HCM dự tính có hơn 1.900 cọc ranh giới, dự kiến hoàn tất trước ngày 10/10.
Hướng tuyến Vành đai 3 - dự án tổng mức đầu tư hơn 75.300 tỷ đồng. Mỗi tỉnh thành dự án đi qua đều được chia làm hai dự án thành phần, gồm: giải phóng mặt bằng và xây lắp.
Hướng tuyến Vành đai 3 - dự án tổng mức đầu tư hơn 75.300 tỷ đồng. Mỗi tỉnh thành dự án đi qua đều được chia làm hai dự án thành phần, gồm: giải phóng mặt bằng và xây lắp.
Khu vực cắm cọc ở rạch Gò Công (TP Thủ Đức) nằm xa đường chính, công nhân phải đi bộ vác các cọc bêtông trên đoạn dài hơn 500 m đến vị trí cắm. Mỗi cọc nặng khoảng 30 kg, cùng hai móng dùng để đóng dưới lòng đất, mỗi móng nặng 45 kg.
Khu vực cắm cọc ở rạch Gò Công (TP Thủ Đức) nằm xa đường chính, công nhân phải đi bộ vác các cọc bêtông trên đoạn dài hơn 500 m đến vị trí cắm. Mỗi cọc nặng khoảng 30 kg, cùng hai móng dùng để đóng dưới lòng đất, mỗi móng nặng 45 kg.
Rạch Gò Công rừng cây um tùm, chưa có lối đi. Trước khi chuyển các cọc đến vị trí cắm, các kỹ sư phải mang thiết bị luồn sâu vào bên trong đánh dấu. Lối đi bị bao quanh bởi rừng cây, sình lún, gập ghềnh, trên vai lại mang nặng, khiến việc di chuyển rất khó khăn.
Rạch Gò Công rừng cây um tùm, chưa có lối đi. Trước khi chuyển các cọc đến vị trí cắm, các kỹ sư phải mang thiết bị luồn sâu vào bên trong đánh dấu. Lối đi bị bao quanh bởi rừng cây, sình lún, gập ghềnh, trên vai lại mang nặng, khiến việc di chuyển rất khó khăn.
Để qua những đoạn bùn sâu hơn nửa mét, các công nhân phải dùng đòn gánh, cùng nhau chuyển các khối bêtông đến vị trí đóng. Vừa di chuyển, họ vừa phải phát quang cây cối mở đường.
Các kỹ sư, công nhân làm việc từ 7h đến 18h. Nhưng tuỳ điều kiện địa hình, thời tiết, nhóm tự sắp xếp người và thời gian để làm việc hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ. "Nhiều đoạn bùn lầy sâu ngang bụng, không thể mang cọc qua nên chúng tôi phải chặt các cành cây, lá dừa... trải lên trên để giảm lún", anh Nguyễn Trung Tín, quê An Giang (áo xanh) nói.
Để qua những đoạn bùn sâu hơn nửa mét, các công nhân phải dùng đòn gánh, cùng nhau chuyển các khối bêtông đến vị trí đóng. Vừa di chuyển, họ vừa phải phát quang cây cối mở đường.
Các kỹ sư, công nhân làm việc từ 7h đến 18h. Nhưng tuỳ điều kiện địa hình, thời tiết, nhóm tự sắp xếp người và thời gian để làm việc hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ. "Nhiều đoạn bùn lầy sâu ngang bụng, không thể mang cọc qua nên chúng tôi phải chặt các cành cây, lá dừa... trải lên trên để giảm lún", anh Nguyễn Trung Tín, quê An Giang (áo xanh) nói.
Đường đi sụt lún, anh Bùi Tấn Quang, quê Đồng Nai, phải kéo tay hỗ trợ đồng nghiệp đi qua.
Các công nhân đo đạc, định vị ranh tuyến vành đai trên bản đồ và cắm mốc bằng các cây sơn màu đỏ, sau đó mới đưa cọc bêtông đến cắm.
Các công nhân đo đạc, định vị ranh tuyến vành đai trên bản đồ và cắm mốc bằng các cây sơn màu đỏ, sau đó mới đưa cọc bêtông đến cắm.
Một cọc bêtông được cắm xong. Các cọc cách nhau 50 m, đoạn đi qua đầm lầy, đồng ruộng có thể thưa hơn, nhưng không quá 100 m. Riêng những đoạn đi qua đô thị hoặc đường cong, vị trí giữa các cọc dày hơn.
Một cọc bêtông được cắm xong. Các cọc cách nhau 50 m, đoạn đi qua đầm lầy, đồng ruộng có thể thưa hơn, nhưng không quá 100 m. Riêng những đoạn đi qua đô thị hoặc đường cong, vị trí giữa các cọc dày hơn.
Phần móng bằng bêtông được công nhân đưa vào vị trí đã đào, sau đó mới cắm cọc. Tại khu vực địa hình không thuận lợi như gần rạch Gò Công, móng và các cọc bêtông được tập kết bên ngoài, công nhân sau đó đi bộ vận chuyển vào vị trí cắm. Không tính thời gian vận chuyển, việc cắm mỗi cọc mất gần 30 phút.
Phần móng bằng bêtông được công nhân đưa vào vị trí đã đào, sau đó mới cắm cọc. Tại khu vực địa hình không thuận lợi như gần rạch Gò Công, móng và các cọc bêtông được tập kết bên ngoài, công nhân sau đó đi bộ vận chuyển vào vị trí cắm. Không tính thời gian vận chuyển, việc cắm mỗi cọc mất gần 30 phút.
Sau khi đưa vào vị trí, công nhân tiếp tục gia cố nền đất xung quanh các cọc bêtông để đảm bảo chắc chắn vì xung quanh đều sình lầy.
Anh Trần Lê Khống Chế, 42 tuổi (áo sọc), cho biết mới làm ở khu vực này khoảng một tháng. "Công việc vất vả nhưng mỗi ngày công nhân được 500.000-600.000 đồng, giúp trang trải cuộc sống", anh Chế nói.
Sau khi đưa vào vị trí, công nhân tiếp tục gia cố nền đất xung quanh các cọc bêtông để đảm bảo chắc chắn vì xung quanh đều sình lầy.
Anh Trần Lê Khống Chế, 42 tuổi (áo sọc), cho biết mới làm ở khu vực này khoảng một tháng. "Công việc vất vả nhưng mỗi ngày công nhân được 500.000-600.000 đồng, giúp trang trải cuộc sống", anh Chế nói.
Anh Lâm Hữu Giang, 31 tuổi, quê Bạc Liêu (áo xanh), cùng các đồng nghiệp nghỉ mệt khi vừa đưa cọc vào vị trí. Nam công nhân cho biết nhóm của anh gồm 9 người, mỗi ngày đóng hơn 30 cọc. "Ngoài khó khăn do địa hình sình lầy, thành phố đang mùa mưa nên anh em tranh thủ thời gian tập trung làm buổi sáng vì buổi chiều mưa và nước dâng cao", anh Giang nói.
Anh Lâm Hữu Giang, 31 tuổi, quê Bạc Liêu (áo xanh), cùng các đồng nghiệp nghỉ mệt khi vừa đưa cọc vào vị trí. Nam công nhân cho biết nhóm của anh gồm 9 người, mỗi ngày đóng hơn 30 cọc. "Ngoài khó khăn do địa hình sình lầy, thành phố đang mùa mưa nên anh em tranh thủ thời gian tập trung làm buổi sáng vì buổi chiều mưa và nước dâng cao", anh Giang nói.
Công tác cắm cọc được xem là mốc quan trọng để dự án thực hiện các công việc tiếp theo như điều chỉnh các đồ án quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư... Việc giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh được thực hiện từ giai đoạn một và làm trước 4 làn cao tốc ở giữa, hai bên xây đường song hành...
Theo kế hoạch, Vành đai 3 khởi công giữa năm 2023, hoàn thành sau ba năm. Đây được xem là tuyến đường chiến lược, ngoài kết nối giao thông còn tạo hành lang đô thị, công nghiệp không chỉ 4 tỉnh thành dự án đi qua mà tác động cả Vùng kinh tế phía Nam.
Công tác cắm cọc được xem là mốc quan trọng để dự án thực hiện các công việc tiếp theo như điều chỉnh các đồ án quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư... Việc giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh được thực hiện từ giai đoạn một và làm trước 4 làn cao tốc ở giữa, hai bên xây đường song hành...
Theo kế hoạch, Vành đai 3 khởi công giữa năm 2023, hoàn thành sau ba năm. Đây được xem là tuyến đường chiến lược, ngoài kết nối giao thông còn tạo hành lang đô thị, công nghiệp không chỉ 4 tỉnh thành dự án đi qua mà tác động cả Vùng kinh tế phía Nam.
Thanh Tùng - Gia Minh