Nhiều ngọn núi ở thôn Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) bị sạt lở kèm theo lũ bùn tràn xuống từ rạng sáng 11/11. Ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã Sơn Long cho biết người dân nghe ba tiếng nổ, trong đó một tiếng nổ lớn do núi nứt toác lúc 1h sáng. Đến chiều nay, núi vẫn tiếp tục lở.
Lũ bùn tràn xuống theo con suối gần ruộng bậc thang, bao vây một nhà dân. Trước đó, UBND xã Sơn Long đã di dời 86 hộ dân, trong đó 56 người ở khu vực sạt lở.
Nhiều ngọn núi ở thôn Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) bị sạt lở kèm theo lũ bùn tràn xuống từ rạng sáng 11/11. Ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã Sơn Long cho biết người dân nghe ba tiếng nổ, trong đó một tiếng nổ lớn do núi nứt toác lúc 1h sáng. Đến chiều nay, núi vẫn tiếp tục lở.
Lũ bùn tràn xuống theo con suối gần ruộng bậc thang, bao vây một nhà dân. Trước đó, UBND xã Sơn Long đã di dời 86 hộ dân, trong đó 56 người ở khu vực sạt lở.
Lở núi kéo theo lũ bùn và đất đá tràn xuống đường Trường Sơn Đông qua xã Sơn Long, đè hai thanh niên chạy xe máy. Hai nạn nhân chạy thoát vào nhà dân để trú.
UBND huyện Sơn Tây cho biết, địa phương ghi nhận 6 điểm sạt lở, trong đó nặng nhất là điểm Sơn Long, Sơn Bua, Sơn Tân và Sơn Dung, làm giao thông bị tê liệt. Ước tính khối lượng đất đá sạt lở gần 10.000 m3. Huyện đã sơ tán 900 hộ dân đến các nhà văn hóa thôn, hoặc ở ghép với người dân khác.
Lở núi kéo theo lũ bùn và đất đá tràn xuống đường Trường Sơn Đông qua xã Sơn Long, đè hai thanh niên chạy xe máy. Hai nạn nhân chạy thoát vào nhà dân để trú.
UBND huyện Sơn Tây cho biết, địa phương ghi nhận 6 điểm sạt lở, trong đó nặng nhất là điểm Sơn Long, Sơn Bua, Sơn Tân và Sơn Dung, làm giao thông bị tê liệt. Ước tính khối lượng đất đá sạt lở gần 10.000 m3. Huyện đã sơ tán 900 hộ dân đến các nhà văn hóa thôn, hoặc ở ghép với người dân khác.
Tại Bình Định, mưa tớn từ tối qua khiến nước nước sông Hà Thanh dâng cao ở đoạn cầu Sông Ngang, phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn. Ngày thường, mặt nước cách đường ống dẫn nước (màu xanh) gần cầu khoảng 3-4 m thì hôm nay đã gần chạm đến đường ống.
Nước lũ khiến các khu dân cư ở phường Nhơn Bình, Nhơn Phú bị cô lập.
Tại Bình Định, mưa tớn từ tối qua khiến nước nước sông Hà Thanh dâng cao ở đoạn cầu Sông Ngang, phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn. Ngày thường, mặt nước cách đường ống dẫn nước (màu xanh) gần cầu khoảng 3-4 m thì hôm nay đã gần chạm đến đường ống.
Nước lũ khiến các khu dân cư ở phường Nhơn Bình, Nhơn Phú bị cô lập.
Các tuyến đường ở TP Quy Nhơn đều mênh mông nước. Trong đó, đường Hùng Vương và quốc lộ 19 nhiều đoạn ngập cả mét, giao thông chia cắt.
"Từ đêm qua nước lũ bắt đầu lên nhanh, gây ngập đường, tràn vào nhà chúng tôi", anh Nguyễn Văn Dũng ở phường Nhơn Bình nói.
Các tuyến đường ở TP Quy Nhơn đều mênh mông nước. Trong đó, đường Hùng Vương và quốc lộ 19 nhiều đoạn ngập cả mét, giao thông chia cắt.
"Từ đêm qua nước lũ bắt đầu lên nhanh, gây ngập đường, tràn vào nhà chúng tôi", anh Nguyễn Văn Dũng ở phường Nhơn Bình nói.
Nước tràn vào nhà xưởng của anh Dương Thành Hưng ở TP Quy Nhơn. "Trước đây chưa có khi nào nước lũ tràn vào như thế này", anh Hưng nói.
Nước tràn vào nhà xưởng của anh Dương Thành Hưng ở TP Quy Nhơn. "Trước đây chưa có khi nào nước lũ tràn vào như thế này", anh Hưng nói.
Các tuyến bộ bị chìm trong nước khiến nhiều người phải di chuyển trên đường sắt.
Ông Ngô Hoàng Nam, Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn cho biết, đến chiều nay vẫn còn khoảng 500 hộ bị ngập. "Chúng tôi sẽ kiểm tra những hộ có nguy cơ để di dời đến nơi an toàn, đồng thời hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân", lãnh đạo TP Quy Nhơn nói.
Các tuyến bộ bị chìm trong nước khiến nhiều người phải di chuyển trên đường sắt.
Ông Ngô Hoàng Nam, Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn cho biết, đến chiều nay vẫn còn khoảng 500 hộ bị ngập. "Chúng tôi sẽ kiểm tra những hộ có nguy cơ để di dời đến nơi an toàn, đồng thời hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân", lãnh đạo TP Quy Nhơn nói.
Tại Phú Yên, hôm nay, người dân và lực lượng chức năng ở các huyện Tuy An, Đồng Xuân, thị xã Sông Cầu dọn bùn non trên đường.
Tối qua, thị trấn La Hai ở huyện Đồng Xuân, một trong những nơi cao ráo, ít bị lũ, cũng bị ngập sâu đến ba mét. Nhiều người phải chạy lũ trong đêm.
Tại Phú Yên, hôm nay, người dân và lực lượng chức năng ở các huyện Tuy An, Đồng Xuân, thị xã Sông Cầu dọn bùn non trên đường.
Tối qua, thị trấn La Hai ở huyện Đồng Xuân, một trong những nơi cao ráo, ít bị lũ, cũng bị ngập sâu đến ba mét. Nhiều người phải chạy lũ trong đêm.
Đến chiều nay, nhà bà Lê Thị Sương, xã An Định, huyện Tuy An, vẫn còn ngập gần nửa mét. Tranh thủ khi trời ngớt mưa, bà trở về nhà để dọn dẹp.
Chồng mất 27 năm, hai con trai trưởng thành vào TP HCM lập nghiệp, bà sống một mình. Hôm qua, nước tràn nhanh vào, một mình bà không kịp sơ tán đồ đạc. Bà cũng bị kẹt từ trưa đến tối mới được lực lượng cứu hộ tiếp cận, đưa ra ngoài.
Đến chiều nay, nhà bà Lê Thị Sương, xã An Định, huyện Tuy An, vẫn còn ngập gần nửa mét. Tranh thủ khi trời ngớt mưa, bà trở về nhà để dọn dẹp.
Chồng mất 27 năm, hai con trai trưởng thành vào TP HCM lập nghiệp, bà sống một mình. Hôm qua, nước tràn nhanh vào, một mình bà không kịp sơ tán đồ đạc. Bà cũng bị kẹt từ trưa đến tối mới được lực lượng cứu hộ tiếp cận, đưa ra ngoài.
Khu vực chợ Sen, xã An Định, huyện Tuy An vẫn mênh mông nước, chiều 11/11. Bên trong chợ, các tiểu thương đã dọn dẹp, sơ tán hàng hóa đi nơi khác.
Khu vực chợ Sen, xã An Định, huyện Tuy An vẫn mênh mông nước, chiều 11/11. Bên trong chợ, các tiểu thương đã dọn dẹp, sơ tán hàng hóa đi nơi khác.
Trường tiểu học An Định ở huyện Tuy An bị nước vây bốn phía, học sinh được cho nghỉ.
Lực lượng quân đội, công an đưa canô để tiếp tục di dời và ứng cứu người dân vũng trũng thấp ở huyện Tuy An, sáng 11/11.
Lực lượng quân đội, công an đưa canô để tiếp tục di dời và ứng cứu người dân vũng trũng thấp ở huyện Tuy An, sáng 11/11.
Tại Khánh Hòa, hôm nay nước đang rút, nhưng đường sá ở Nha Trang, thị xã Ninh Hòa vẫn đục ngầu nước lũ.
Trước đó, trong tháng 10, miền Trung hứng chịu bốn cơn bão và một áp thấp nhiệt đới. Ba đợt lũ cùng 13 vụ lở núi trong tháng qua làm 159 người chết, 71 người khác đang mất tích.
Sau bão Etau, các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa có mưa lớn. Quảng Ngãi xảy ra nhiều vụ sạt lở núi, nhưng không có thương vong. Quảng Nam xảy ra một vụ sạt lở núi khiến một người mất tích.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, chiều 11/11 đến sáng mai, lũ sông từ Quảng Trị đến Quảng Nam tiếp tục lên; các sông từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa và Tây Nguyên sẽ xuống.
Sau bão Etau, bão số 13 - Vamco đang mạnh lên trên Biển Đông và dự kiến đổ bộ vào miền Trung sáng 15/11, với sức gió 111 km/h, cấp 11.
Tại Khánh Hòa, hôm nay nước đang rút, nhưng đường sá ở Nha Trang, thị xã Ninh Hòa vẫn đục ngầu nước lũ.
Trước đó, trong tháng 10, miền Trung hứng chịu bốn cơn bão và một áp thấp nhiệt đới. Ba đợt lũ cùng 13 vụ lở núi trong tháng qua làm 159 người chết, 71 người khác đang mất tích.
Sau bão Etau, các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa có mưa lớn. Quảng Ngãi xảy ra nhiều vụ sạt lở núi, nhưng không có thương vong. Quảng Nam xảy ra một vụ sạt lở núi khiến một người mất tích.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, chiều 11/11 đến sáng mai, lũ sông từ Quảng Trị đến Quảng Nam tiếp tục lên; các sông từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa và Tây Nguyên sẽ xuống.
Sau bão Etau, bão số 13 - Vamco đang mạnh lên trên Biển Đông và dự kiến đổ bộ vào miền Trung sáng 15/11, với sức gió 111 km/h, cấp 11.
Miền Trung sạt lở, ngập lụt sau bão Etau. Video: Xuân Ngọc - Phạm Linh - Thanh Huyền.
Xuân Ngọc - Phạm Linh - Nguyễn Dũng - Thanh Vượt