Năm 1400, Timur Lenk hoàng đế của đế quốc Timurid xâm lược Syria, cướp phá Alleppo, chiếm Damascus và thảm sát dân chúng. Sau đó, Syria bị hấp thu vào trong Đế chế Ottoman từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 20. Thỏa thuận Sykes – Picot giữa Anh và Pháp vào năm 1916 quyết định số phận của khu vực Tây Nam Á trong thời gian tiếp theo. Vùng phía bắc (A Zone) gồm Syria và Lebanon sau này, được trao cho Pháp, vùng phía nam (B Zone) gồm Jordan và Iraq sau này, được trao cho Anh. Hai lãnh thổ được chia cắt bởi một dải biên giới hẹp từ Jordan tới Iran. Ảnh: Wikipedia Năm 1920, Vương quốc Arab Syria độc lập ra đời dưới sự cai trị của Faisal I (thuộc gia đình Hashemite). Tuy nhiên, quyền cai trị của Faisal I nhanh chóng chấm dứt chỉ sau vài tháng. Lực lượng Arab Syria của ông đã thua quân đội Pháp trong trận đánh Maysalun. Cuối năm 1920, quân đội Pháp chiếm Syria sau hội nghị San Remo, đặt Syria dưới sự cai trị của Pháp. Ảnh: Policymic Năm 1925, Sultan Pasha al-Atrash lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp bùng phát từ vùng núi Druze và nhanh chóng lan ra khắp Syria. Al-Atrash giành được một số thắng lợi lớn ở thời điểm đầu của cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên, với lực lượng hùng hậu cùng trang bị hiện đại, quân đội Pháp chiếm lại nhiều thành phố và chấm dứt cuộc chiến này vào năm 1927. Ảnh: Policymic Năm 1940, Syria nằm dưới sự kiểm soát của Đức sau khi Pháp thất bại trong Thế chiến II. Syria một lần nữa tuyên bố độc lập năm 1941 nhưng mãi tới đầu năm 1944 họ mới được công nhận là một nước cộng hoà độc lập. Áp lực từ phong trào chủ nghĩa dân tộc của Syria và Anh buộc người Pháp phải rút quân hoàn toàn tháng 4 năm 1946, trao lại nước này vào tay chính phủ cộng hoà được thành lập trong thời kỳ Pháp cai trị. Năm 1947, Đảng Khôi phục Xã hội chủ nghĩa Arab (đảng Baath) ra đời và lên chiếm quyền ở Syria. Ảnh: Policymic Năm 1948, Syria tham gia vào Chiến tranh Arab – Israel, liên kết cùng các quốc gia Arab trong khu vực tìm cách ngăn chặn sự thành lập nhà nước Israel nhưng thất bại. Thất bại này là một trong những yếu tố dẫn đến việc thiếu tá Husni al-Za'im lên nắm quyền năm 1949 và được coi là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên của thế giới Arab từ sau Thế chiến II. Ảnh: BBC Tháng 2/1958, Syria và Ai Cập tham gia Liên minh Arab cộng hòa (UAR) nhưng liên minh này nhanh chóng sụp đổ sau đó. Sau cuộc đảo chính quân sự tháng 9/1961, Syria tự tái lập thành nhà nước Cộng hòa Arab Syria. Sự bất ổn tiếp tục diễn ra trong 18 tháng sau đó, với nhiều cuộc đảo chính với đỉnh điểm vào ngày 8 tháng 3 năm 1963, với sự thành lập Bộ chỉ huy Cách mạng Hội đồng Quốc gia của những sĩ quan quân đội Syria theo cánh tả (NCRC), một nhóm các quan chức quân sự và dân sự nắm mọi quyền hành pháp và lập pháp. Ảnh: Corbis Tháng 5/1964, Tổng thống Amin Hafiz thuộc NCRC ban hành một hiến pháp lâm thời tạo lập một Hội đồng Cách mạng Quốc gia (NCR), một cơ quan lập pháp theo chỉ định gồm các đại biểu đại diện cho các tổ chức lớn, công nhân, nông dân, và các liên đoàn chuyên nghiệp với quyền hành pháp, và một nội các. Ngày 23/2/1966, một nhóm sĩ quan quân đội tiến hành cuộc đảo chính nội bộ thành công, bỏ tù Tổng thống Hafiz, giải tán nội các và NCR, bãi bỏ hiến pháp lâm thời, và tạo lập một chính phủ Baath địa phương và dân sự. Ảnh: AP Năm 1967, trong chiến tranh Arab – Israel, Syria để mất khu vực cao nguyên Golan vào tay lực lượng Israel. Các thành viên đảng Baath bắt đầu bị chia rẽ giữa quyết định tiếp tục xung đột với Israel và thắt chặt quan hệ với Xô viết. Sự chia rẽ này dẫn đến cuộc đảo chính quân sự dưới sự lãnh đạo của Hafez al-Assad, người chọn liên minh với các quốc gia Arab khác chống lại Israel. Hafez được chọn làm tổng thống Syria nhiệm kỳ 7 năm vào năm 1971. Ảnh: Policymic Trong những năm 80 của thế kỷ 20, quá trình phát triển của Syria có mối liên hệ với Liên Xô. Cùng với sự tan rã của Liên minh Xô Viết trong năm 1991, Syria cũng tiến hành cải cách đất nước. Khi chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 nổ ra, Syria là nước đầu tiên lên án hành động xâm lược Kuwait của Iraq và gửi 20.000 binh sĩ tham gia liên minh trừng phạt Iraq. Liên minh giải phóng Kuwait bao gồm 30 quốc gia tham chiến do Mỹ lãnh đạo và được Liên Hợp Quốc phê duyệt. Ảnh: Wikipedia Bashar al-Assad (đứng, thứ 2 từ trái sang) thời trẻ luôn mơ ước trở trở thành một bác sĩ. Ông có thể nói thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Pháp và công tác tại một bệnh viện ở London. Cha ông luôn hy vọng người anh trai Bassel al-Assad trở thành vị Tổng thống kế nhiệm nhưng không may Bassel đã chết trong một tai nạn xe hơi năm 1994, sự nghiệp chính trị của Bashar al-Assad bắt đầu từ đó. Ảnh: Wikipedia >> Xem tiếp Nguyễn TâmNền văn minh cổ xưa ở Syria Syria dùng khí độc hóa học từ cách đây 1.700 năm