Sài Gòn - Mỹ Tho được xem là tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam cũng như khu vực Đông Dương, được xây dựng từ năm 1881.
Tuyến đường sắt này dài hơn 70 km và tổng kinh phí gần 12 triệu Francs. Mọi vật liệu xây dựng tuyến đường được chở từ Pháp sang. Công trường được tổ chức quy mô, khẩn trương, huy động 11.000 lao động và có mặt nhiều sĩ quan công binh cùng nhiều kỹ sư từ Pháp.
Ngày 20/7/1885 chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt sông Vàm Cỏ Đông đến ga cuối cùng tại trung tâm thành phố Mỹ Tho, đánh dấu sự ra đời của ngành đường sắt Việt Nam.
Đây cũng là tuyến đường sắt thứ hai được người Pháp xây dựng ở nước ngoài, sau tuyến đường sắt dài khoảng 13 km đầu tiên đặt tại Pondichéry, khu vực thương điếm của Pháp tại Ấn Độ, tháng 12/1879.
Theo cuốn Sài Gòn - Chợ Lớn, ký ức con người và đô thị, đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho có các trạm Sài Gòn, Chợ Lớn, Phú Lâm, Bình Điền, Bình Chánh, Gò Đen, Bến Lức, Bình An, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Lương Phú, Trung Lương và Mỹ Tho. Trưởng các trạm ga xe lửa là người Pháp và người Việt.
Trong nhiều năm hoạt động cho đến cuối thế kỷ 20, từ Sài Gòn đi Mỹ Tho mỗi ngày có ba chuyến xe lửa, gồm 6h30, 8h30 và 9h15. Từ Mỹ Tho lên Sài Gòn cũng có ba chuyến, sớm nhất khoảng 5h và hai chuyến 9h, 16h20.
Đến thập kỷ 50 của thế kỷ 20, xe hơi phát triển cùng hệ thống đường bộ Sài Gòn - Mỹ Tho được đầu tư gần như xa lộ nên người ta chuyển sang đi đường bộ. Có những ngày cả đoàn tàu chỉ vài chục người. Năm 1958, tuyến đường sắt này bị chính quyền Sài Gòn cũ cho ngưng chạy.
Câu 3: Là một trong những công trình lâu đời nhất ở TP HCM, Thảo Cầm Viên Sài Gòn ban đầu có tên là gì?