Ngày 23/3/1864, Đô đốc Toàn quyền Đông Dương Pierre-Paul De La Grandière cho xây Vườn Bách Thảo với tham vọng dùng nơi này để nâng cao văn hoá và các hoạt động bảo tồn động thực vật, phục vụ công trình nghiên cứu cho các nhà khoa học Đông Dương.
Năm 1865, công trình hoàn thành với nhiều loại thú và cây quý hiếm được nhập về từ các nước lân cận như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia... và được mở rộng đến 20 ha. Người dân Sài Gòn khi đó và hiện nay vẫn quen gọi vườn thú này là Sở Thú.
Giám đốc đầu tiên của của Thảo Cầm Viên Sài Gòn là ông Jean Baptiste Louis Pierre (1833-1905), một nhà thực vật học người Pháp.
12 năm phụ trách Vườn Bách Thảo (1865-1877), ông để lại bộ sưu tập hơn 100.000 tiêu bản hiện được lưu giữ tại Bảo tàng thực vật (Viện Sinh học Nhiệt đới TP HCM) và hàng nghìn cây cổ thụ trên các đường phố khu trung tâm, công viên.
Nhờ ông, nhiều cây rừng tự nhiên được tồn tại, một số loài cây đại mộc từ các lục địa khác được du nhập, một số cây ăn trái thuộc khu vực Đông Nam Á được ươm trồng.
Năm 1869, Vườn Bách Thảo mở cửa thường trực cho công chúng vào xem. Khi đó, vườn thú này có 509 loài động vật (gồm 120 loài thú, 344 loài chim và 45 loài bò sát).
Từ năm 1924 đến 1927, Vườn Bách Thảo sáp nhập thêm 13 ha bên bờ Bắc rạch Thị Nghè, trải nhựa đường nội bộ trong khuôn viên, bổ sung các giống cây lạ từ Nhật Bản, xây dựng chuồng thú có quy mô lớn và kiên cố để nuôi khỉ, cọp... Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng trong khuôn viên như Đền thờ vua Hùng, Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross.
Năm 1956, Vườn Bách Thảo chính thức mang tên Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Hiện, Thảo Cầm Viên chăm sóc và bảo tồn khoảng 1.500 động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm như trĩ sao, chà vá, vượn má vàng, hươu vàng, báo lửa, báo gấm... và hơn 900 loài thực vật. Đây là nơi tham quan, vui chơi quen thuộc của người dân TP HCM và các tỉnh, thành lân cận.
Câu 4: Chợ Bến Thành ngày nay, một trong những chợ cổ nhất Sài Gòn được xây dựng vào khoảng thời gian nào?