Lễ hội sờ ngực hay lễ hội ma quỷ, là một nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Di, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Hàng năm, cứ vào ngày 14-16/7 âm lịch, ngoài việc đốt vàng mã cúng tế, tất cả nam và nữ khi ra ngoài đường đều phải tuân thủ quy định của lễ hội sờ ngực. Đàn ông phải sờ ngực phụ nữ một cách nhiệt tình, còn phụ nữ phải đón nhận việc đó một cách vui vẻ. Mọi người đều coi việc sờ và “được sờ” này sẽ mang đến may mắn cát tường cho bản thân.
Theo tục lệ, các chàng trai và cô gái còn độc thân sẽ ra ngoài đường tụ tập tham dự lễ hội và tìm đối tác. Khi tìm được người ưng ý, hai người sẽ nắm tay nhau cùng đi vào rừng tùng trên núi... Nhưng ngày nay đa số mọi người, bao gồm cả khách du lịch đến đây, nếu trên đường gặp cô gái mình thích đều có thể tùy ý sờ ngực để lấy may. Các cô gái cũng không vì vậy mà tức giận, ngược lại đều cảm thấy vui vẻ.
Tuy liên quan đến vấn đề giới tính nhưng người dân tộc Di lại coi đây là một ngày lễ truyền thống. Trong thời gian lễ hội diễn ra, nam thanh nữ tú vui chơi, đánh đàn ca hát nhảy múa làm cho không khí trở nên sôi động.
Trong 3 ngày này các cô gái chỉ mặc đồ che kín một bên ngực, còn một bên để hờ hững. Người ta quan niệm bên ngực được che kín chính là để gìn giữ cho chồng tương lai, còn với ngực để lộ, mọi người đều có thể không cần kiêng nể mà động chạm. Các cô gái bên ngoài tỏ ra e thẹn và chạy trốn nhưng lại hoàn toàn không có ý trách móc hay giận dữ nào.
Theo truyền thuyết, vào đời nhà Tùy (581 – 619) chiến tranh liên miên, có rất nhiều thanh niên bị bắt đi lính và chết trận khi còn rất trẻ. Do cuộc sống ngắn ngủi chưa tận hưởng hết hương vị của đời nên những người bị chết oan uổng này biến thành những cô hồn đi lang thang khắp nơi bắt các cô gái chưa chồng về làm vợ.
Những cô hồn này lại có tư tưởng “trinh nữ hoàn mỹ” mãnh liệt, không bắt các cô gái đã bị người khác sờ vào ngực. Các cô gái vì không muốn trở thành vợ của quỷ nên nhờ các thanh niên trong bộ tộc sờ lên ngực mình để đổi lấy bình an.
Cứ thế tục lệ được lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến ngày nay và trở thành một nét văn hóa truyền thống độc đáo, thu hút lượng lớn khách du lịch đến nơi đây.
Ngọc Mai