
Sáng 14/2 (24 tháng giêng), người dân làng Hà My, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, sửa soạn mâm cúng giỗ tập thể cho 135 nạn nhân của trận càn do Lữ đoàn Rồng Xanh của quân đội Đại Hàn gây ra năm 1968.
Mâm cúng đặt tại khuôn viên bia tưởng niệm gồm heo quay, các món rau, bánh trái do người dân tự chuẩn bị và ba chai rượu Soju do đoàn 37 người Hàn Quốc (gồm nhiều thành phần) mang đến.
Sáng 14/2 (24 tháng giêng), người dân làng Hà My, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, sửa soạn mâm cúng giỗ tập thể cho 135 nạn nhân của trận càn do Lữ đoàn Rồng Xanh của quân đội Đại Hàn gây ra năm 1968.
Mâm cúng đặt tại khuôn viên bia tưởng niệm gồm heo quay, các món rau, bánh trái do người dân tự chuẩn bị và ba chai rượu Soju do đoàn 37 người Hàn Quốc (gồm nhiều thành phần) mang đến.

Trước khi buổi lễ bắt đầu, đoàn khách Hàn Quốc thăm hỏi nhân chứng, thân nhân các nạn nhân. Anh Kwon Hyun Woo (tên Việt Nam là Vũ), Trưởng văn phòng Quỹ Hòa bình Hàn - Việt, nắm tay nhân chứng Trần Thị Thú, 85 tuổi, người làng Hà My.
Anh Vũ có người bác ruột là cựu binh Hàn Quốc, tham chiến tại Phú Yên năm 1972. Bác kể với anh đã nghe nhiều về các cuộc thảm sát của những đồng hương trong chiến tranh Việt Nam. Sau khi nghe bác kể, anh đã tham gia vào Quỹ Hòa bình Hàn - Việt và kết nối những chuyến du lịch vì hòa bình giữa người dân hai nước.
Trước khi buổi lễ bắt đầu, đoàn khách Hàn Quốc thăm hỏi nhân chứng, thân nhân các nạn nhân. Anh Kwon Hyun Woo (tên Việt Nam là Vũ), Trưởng văn phòng Quỹ Hòa bình Hàn - Việt, nắm tay nhân chứng Trần Thị Thú, 85 tuổi, người làng Hà My.
Anh Vũ có người bác ruột là cựu binh Hàn Quốc, tham chiến tại Phú Yên năm 1972. Bác kể với anh đã nghe nhiều về các cuộc thảm sát của những đồng hương trong chiến tranh Việt Nam. Sau khi nghe bác kể, anh đã tham gia vào Quỹ Hòa bình Hàn - Việt và kết nối những chuyến du lịch vì hòa bình giữa người dân hai nước.

Nghi thức cúng giỗ được thực hiện theo truyền thống của người dân Quảng Nam. Những người Hàn Quốc tham dự chăm chú theo dõi và ghi chép, ghi hình buổi lễ.
Nghi thức cúng giỗ được thực hiện theo truyền thống của người dân Quảng Nam. Những người Hàn Quốc tham dự chăm chú theo dõi và ghi chép, ghi hình buổi lễ.

Bà Trần Thị Ba, 94 tuổi, chắp đôi bàn tay nhăn nheo khấn nguyện trong lễ cúng giỗ. Trận thảm sát năm Mậu Thân (1968) của lính Đại Hàn đã khiến bà đã mất đi 4 người thân, gồm anh trai và các cháu.
Bà Trần Thị Ba, 94 tuổi, chắp đôi bàn tay nhăn nheo khấn nguyện trong lễ cúng giỗ. Trận thảm sát năm Mậu Thân (1968) của lính Đại Hàn đã khiến bà đã mất đi 4 người thân, gồm anh trai và các cháu.

Bà Kang Min Jung (mặc áo vest), nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc, trầm ngâm suốt buổi lễ kéo dài 45 phút. Bà cho biết người Hàn Quốc nói lời xin lỗi với các nạn nhân và thân nhân của họ để thấy lòng nhẹ nhõm hơn.
Bà Kang Min Jung (mặc áo vest), nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc, trầm ngâm suốt buổi lễ kéo dài 45 phút. Bà cho biết người Hàn Quốc nói lời xin lỗi với các nạn nhân và thân nhân của họ để thấy lòng nhẹ nhõm hơn.

Bia tưởng niệm khắc chữ đỏ trên đá ở làng Hà My có nhiều cái tên "vô danh" được ghi vào cuối danh sách, chung ngày mất năm 1968. Đó là những thai nhi còn chưa chào đời hoặc mới được vài ngày tuổi chưa được đặt tên. Cuộc thảm sát cũng khiến hàng chục người phải mang thương tật suốt đời.
Bia tưởng niệm khắc chữ đỏ trên đá ở làng Hà My có nhiều cái tên "vô danh" được ghi vào cuối danh sách, chung ngày mất năm 1968. Đó là những thai nhi còn chưa chào đời hoặc mới được vài ngày tuổi chưa được đặt tên. Cuộc thảm sát cũng khiến hàng chục người phải mang thương tật suốt đời.

Bà Nguyễn Thị Thanh, nhân chứng ở làng Hà Mỹ (áo kẻ), lau nước mắt khi nghe nhắc lại quá khứ đau buồn của gia đình và dân làng 55 năm trước. Bà đã tham gia nhiều cuộc nói chuyện ở Hàn Quốc, kể lại câu chuyện về cuộc thảm sát với mong muốn công lý được thực thi với mình và các nạn nhân.
Bà Nguyễn Thị Thanh, nhân chứng ở làng Hà Mỹ (áo kẻ), lau nước mắt khi nghe nhắc lại quá khứ đau buồn của gia đình và dân làng 55 năm trước. Bà đã tham gia nhiều cuộc nói chuyện ở Hàn Quốc, kể lại câu chuyện về cuộc thảm sát với mong muốn công lý được thực thi với mình và các nạn nhân.

Sau nghi thức cúng giỗ, những người tham dự đã lên thắp hương trước bia tưởng niệm. Kim Yejin, 24 tuổi, sinh viên khoa xã hội học Đại học Châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan, cho biết học ở Nhật Bản, cô được nghe nhiều câu chuyện lịch sử ở nhiều đất nước từ bạn bè quốc tế, trong đó có câu chuyện về thảm sát của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam.
"Khi nghe câu chuyện đó, lòng em rất bức bối và đau buồn. Em được biết Quỹ Hòa bình Hàn - Việt tổ chức lịch trình tham quan kết hợp thăm viếng các nạn nhân, thân nhân, nhân chứng liên quan đến sự kiện thảm sát này tại Việt Nam nên đã đăng ký tham gia", cô nói.
Sau nghi thức cúng giỗ, những người tham dự đã lên thắp hương trước bia tưởng niệm. Kim Yejin, 24 tuổi, sinh viên khoa xã hội học Đại học Châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan, cho biết học ở Nhật Bản, cô được nghe nhiều câu chuyện lịch sử ở nhiều đất nước từ bạn bè quốc tế, trong đó có câu chuyện về thảm sát của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam.
"Khi nghe câu chuyện đó, lòng em rất bức bối và đau buồn. Em được biết Quỹ Hòa bình Hàn - Việt tổ chức lịch trình tham quan kết hợp thăm viếng các nạn nhân, thân nhân, nhân chứng liên quan đến sự kiện thảm sát này tại Việt Nam nên đã đăng ký tham gia", cô nói.

Bà Trần Thị Thú (bìa trái), 85 tuổi, bị khuyết chân phải sau trận càn của lính Đại Hàn hơn nửa thế kỷ trước, được người dân dìu lên thắp hương cho người thân. Năm 1968, bà cùng lúc mất đi con trai và con gái trong trận càn. "Quá khứ dần khép lại khi những người Hàn Quốc thật tâm tìm về thăm hỏi, thắp nén hương nhân ngày giỗ các nạn nhân", bà nói.
Sau lễ giỗ, nhiều người Hàn Quốc đã cùng dùng cơm với người dân làng Hà My. Trong khi nhiều người tập trung thăm hỏi nhau, nhiều thân nhân đã đến khu mộ tập thể để thắp hương cho các nạn nhân.
Bà Trần Thị Thú (bìa trái), 85 tuổi, bị khuyết chân phải sau trận càn của lính Đại Hàn hơn nửa thế kỷ trước, được người dân dìu lên thắp hương cho người thân. Năm 1968, bà cùng lúc mất đi con trai và con gái trong trận càn. "Quá khứ dần khép lại khi những người Hàn Quốc thật tâm tìm về thăm hỏi, thắp nén hương nhân ngày giỗ các nạn nhân", bà nói.
Sau lễ giỗ, nhiều người Hàn Quốc đã cùng dùng cơm với người dân làng Hà My. Trong khi nhiều người tập trung thăm hỏi nhau, nhiều thân nhân đã đến khu mộ tập thể để thắp hương cho các nạn nhân.

Trưởng đoàn khách Hàn Quốc, ông Kim Chang Sup (58 tuổi, thành viên Quỹ Hòa bình Hàn - Việt) đại diện cho 37 người lên phát biểu tại lễ tưởng niệm. Ông bật khóc cho biết mỗi lần thầy cúng nhắc đến tên các nạn nhân đã mất, ruột gan ông "như đứt đoạn". Những người Hàn Quốc có mặt ở đây cảm nhận được nỗi đau của thân nhân và "xin cúi đầu" trước bia tưởng niệm.
"Cứ mỗi khi đến Hà My, chúng tôi lại dặn với lòng mình và hứa với bà con trong làng rằng sẽ luôn nhớ vụ việc xảy ra vào tháng giêng năm 1968", ông nói.
Ông Kim Chang Sup cũng đọc thư của Chủ tịch Quỹ Hòa bình Hàn - Việt Kang U Il trong tiếng nấc: "Xấu hổ thay đứng ở đây ngày hôm nay chúng tôi cũng chỉ có thể thốt ra những lời như vậy. Tôi xin lỗi. Xin lỗi các bạn, những người lòng lại quặn đau những lúc xuân về. Xin lỗi các bạn, những người đã hơn 50 năm mỗi sáng chiều lại phải dâng hương cho người đã mất. Sinh mệnh của 135 người đã dừng lại trong ngày đau thương ấy, nhưng sẽ còn sống mãi trong ký ức của chúng tôi".
Trưởng đoàn khách Hàn Quốc, ông Kim Chang Sup (58 tuổi, thành viên Quỹ Hòa bình Hàn - Việt) đại diện cho 37 người lên phát biểu tại lễ tưởng niệm. Ông bật khóc cho biết mỗi lần thầy cúng nhắc đến tên các nạn nhân đã mất, ruột gan ông "như đứt đoạn". Những người Hàn Quốc có mặt ở đây cảm nhận được nỗi đau của thân nhân và "xin cúi đầu" trước bia tưởng niệm.
"Cứ mỗi khi đến Hà My, chúng tôi lại dặn với lòng mình và hứa với bà con trong làng rằng sẽ luôn nhớ vụ việc xảy ra vào tháng giêng năm 1968", ông nói.
Ông Kim Chang Sup cũng đọc thư của Chủ tịch Quỹ Hòa bình Hàn - Việt Kang U Il trong tiếng nấc: "Xấu hổ thay đứng ở đây ngày hôm nay chúng tôi cũng chỉ có thể thốt ra những lời như vậy. Tôi xin lỗi. Xin lỗi các bạn, những người lòng lại quặn đau những lúc xuân về. Xin lỗi các bạn, những người đã hơn 50 năm mỗi sáng chiều lại phải dâng hương cho người đã mất. Sinh mệnh của 135 người đã dừng lại trong ngày đau thương ấy, nhưng sẽ còn sống mãi trong ký ức của chúng tôi".

37 người Hàn Quốc sau đó đã quỳ gối, cúi đầu xin lỗi các nạn nhân, nhân chứng, thân nhân cuộc thảm sát. Năm 2018, đoàn khách Hàn Quốc cũng tìm về Hà My để dự giỗ của 135 nạn nhân. Anh Kwon Hyun Woo nói, do đại dịch Covid-19 nên ba năm qua, những đoàn Hàn Quốc không thể về thăm hỏi các nhân chứng, thân nhân và thắp nén hương cho nạn nhân các vụ thảm sát.
Theo anh, đau thương của chiến tranh đã trôi qua nhiều thập kỷ, nhưng chiến tranh ở Việt Nam đã giúp thế hệ trẻ Hàn Quốc hiểu được "đất nước đã phát triển rất nhiều nhưng vẫn không thực sự hạnh phúc vì đạo đức chưa được chuẩn mực". "Một quốc gia hạnh phúc thì phải có đạo đức và nhân quyền hòa bình", anh chia sẻ.
Đúng 55 năm trước, Lữ đoàn Rồng Xanh (Hàn Quốc) đã gây ra vụ thảm sát Hà My. Sau khi dồn những người dân vào hai căn nhà tranh, lính Đại Hàn xả súng và châm lửa đốt khiến nhiều thi thể không còn nguyên vẹn. Sau thảm sát, quân lính còn cho xe múc san bằng tất cả. Năm 2000, khi xây dựng nhà bia tưởng niệm, những bộ hài cốt được gom lại, chôn chung trong hai ngôi mộ tập thể.
37 người Hàn Quốc sau đó đã quỳ gối, cúi đầu xin lỗi các nạn nhân, nhân chứng, thân nhân cuộc thảm sát. Năm 2018, đoàn khách Hàn Quốc cũng tìm về Hà My để dự giỗ của 135 nạn nhân. Anh Kwon Hyun Woo nói, do đại dịch Covid-19 nên ba năm qua, những đoàn Hàn Quốc không thể về thăm hỏi các nhân chứng, thân nhân và thắp nén hương cho nạn nhân các vụ thảm sát.
Theo anh, đau thương của chiến tranh đã trôi qua nhiều thập kỷ, nhưng chiến tranh ở Việt Nam đã giúp thế hệ trẻ Hàn Quốc hiểu được "đất nước đã phát triển rất nhiều nhưng vẫn không thực sự hạnh phúc vì đạo đức chưa được chuẩn mực". "Một quốc gia hạnh phúc thì phải có đạo đức và nhân quyền hòa bình", anh chia sẻ.
Đúng 55 năm trước, Lữ đoàn Rồng Xanh (Hàn Quốc) đã gây ra vụ thảm sát Hà My. Sau khi dồn những người dân vào hai căn nhà tranh, lính Đại Hàn xả súng và châm lửa đốt khiến nhiều thi thể không còn nguyên vẹn. Sau thảm sát, quân lính còn cho xe múc san bằng tất cả. Năm 2000, khi xây dựng nhà bia tưởng niệm, những bộ hài cốt được gom lại, chôn chung trong hai ngôi mộ tập thể.

Người Hàn Quốc cúi đầu xin lỗi nạn nhân và thân nhân những người bị thảm sát tại Hà My năm 1968. Video: Nguyễn Đông
Nguyễn Đông