Covid-19 lan nhanh toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế, du lịch, giải trí, giao thương... Vài tháng qua, các quốc gia đều gồng mình chống dịch. Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa khảo sát trên 1.200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của Covid-19 tới hoạt động kinh doanh. Theo đó, 74% doanh nghiệp nói sẽ phá sản nếu dịch kéo dài 6 tháng, chủ yếu do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi (trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng...). Ngoài ra, gần 30% mất 20-50% doanh thu, 60% doanh nghiệp giảm hơn một nửa doanh thu.
Giữa tâm dịch, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Phan Tú Dung - Giám đốc Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc - tâm gửi đến toàn thể nhân viên. Trên cương vị người đứng đầu, ông không những không cắt giảm nhân sự để giảm bớt ngân sách mà còn động viên mọi người: mọi chuyện rồi sẽ ổn và không ai phải thất nghiệp.
"Thật tâm tôi không muốn từ bỏ một ai trong hoàn cảnh này. Bước vào kỷ nguyên mới 2020, đại dịch Covid-19 đang càn quét toàn cầu, khiến chục nghìn người bỏ mạng, các thành phố lớn được ví như ‘thành phố ma’ không một bóng người. Tại sao chúng ta - Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc - vẫn hoạt động gần như 100% đội hình? Tại sao tôi không cắt nhân sự như các doanh nghiệp khác đang làm? Vì niềm tin vào các bạn, những người đang làm việc tại JW - nơi các bạn xem như mái nhà thứ hai và tôi coi mọi người như người thân", ông nói.
Bác sĩ cho biết ông hiểu nỗi lo lớn nhất của mọi người về ngày mai, về gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền họ đang gánh trên vai. Phải làm thế nào khi nhân viên bỗng dưng mất việc, giải quyết sao khi họ là trụ cột chính của gia đình.... là điều ông trăn trở vài tháng qua. "Tôi xác định mục tiêu cao nhất là bảo vệ nhân viên của mình, dự đoán tất cả biến động xấu nhất có thể xảy ra để sắp xếp nhân sự ổn thoả".
Trưa ngày 31/3, Thủ tướng gửi công văn yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội, toàn dân phải nghiêm chỉnh chấp hành. Sau khi nhận chỉ thị, điều bác sĩ Tú Dung quan tâm là những người hết lòng vì bệnh viện. "Có lệnh cách ly sẽ không làm được gì. Rồi nhân viên làm sao để sống nếu lương không về", ông viết trong thư.
Thời điểm này, nhiều công ty kêu gọi nhân sự "đồng cam cộng khổ", cùng "thắt lưng buộc bụng". Biện pháp cắt, giảm lương cũng được lãnh đạo doanh nghiệp áp dụng. Sau khi suy nghĩ kỹ càng, bác sĩ Tú Dung quyết định chuyển lương định kỳ để giúp nhân viên giảm bớt nỗi lo kinh phí. "Thấu hiểu và cảm thông thời điểm này sẽ giúp mọi người thêm vững tin và hết lòng với công việc ngày trở lại", ông nói.
Hàng trăm nhân sự Bệnh viện JW Hàn Quốc cho biết hạnh phúc khi làm việc với người đứng đầu thấu hiểu tâm tư nhân viên như bác sĩ Tú Dung. Đa số nói cảm kích hành động của bác sĩ, mang ý nghĩa về vật chất, đồng thời khích lệ tinh thần. Tất cả đều ủng hộ quan điểm của bác sĩ Tú Dung: "Cuộc đời lắm lúc có chông gai, nhưng niềm tin và sự sẻ chia sẽ giúp ta vượt mọi thử thách. Chỉ có đồng lòng mới khiến ta mạnh mẽ chiến thắng dịch bệnh". Theo dõi Facebook bác sĩ Tú Dung tại đây.
Vạn Phát