Làng Đại Hoàng có "nhà Bá Kiến" - được dùng làm bối cảnh để nhà văn Nam Cao khắc họa nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo. "Ngôi nhà Bá Kiến" kiểu thôn quê Bắc Bộ những năm đầu thế kỷ 20, xây trên khu đất rộng chừng 900 m2, với ba gian, 16 cột gỗ lim, mái lợp ngói nan, xà được trạm trổ hoa văn vảy rồng, vườn trước vườn sau đều trồng chuối ngự.
Ngôi nhà đã trải qua 7 đời chủ, trong đó có một lần suýt bị xẻ gỗ và một lần bị giặc Pháp đốt, nhưng được kịp thời dập tắt. Chủ nhân đầu tiên là cụ Cựu Hanh, lái buôn giàu có nhất vùng thời bấy giờ. Cụ Cựu Hanh thuê một tốp thợ mộc hơn 20 người ở Cao Đà (phủ Lý Nhân thời bấy giờ) làm ròng rã gần một năm trời mới xong ngôi nhà.
Cụ Hanh mất đi người thừa kế lại ngôi nhà là con trai Trần Duy Xầm. Cụ Xầm sau đó để lại cho con là Cựu Cát. Là người chơi bời, rượu chè nên Cựu Cát nhiều lần vay tiền ngụy viên Bắc Kỳ Bá Bính (tên thật là Trần Duy Bính, mất năm 1946). Bá Bính được cố nhà văn Nam Cao tiết lộ là nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo.
Bá Bính thời bấy giờ giữ ba chức vụ quan trọng, gồm ngụy viên Bắc Kỳ, chánh tổng và lý trưởng.
Bá Bính mất đi để lại gia sản cho con là Trần Duy Tảo hay còn gọi là Binh Tảo. Bản tính nghiện rượu nên những đồ đạc trong nhà Binh Tảo đều mang đi cầm cố và bán sạch. Căn nhà là tài sản quý giá nhất cũng bị Binh Tảo rao bán. Cụ Cai Hậu sau đó mua ngôi nhà với giá 4.500 đồng (khoảng 20 cây vàng thời bấy giờ).
Chủ nhân tiếp theo của ngôi nhà là ông Trần Hữu Hòa, cháu cụ Cai Hậu. Năm 2007, với mục đích lưu giữ ngôi nhà này, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã mua lại để bảo tồn và phát triển tuyến du lịch đền Trần Thương - Nhà tưởng niệm nhà văn, liệt sĩ Nam Cao - nhà Bá Kiến.
Câu 4: Món cá kho làng Vũ Đại (hay Đại Hoàng) được đun bằng loại củi gì?