Theo Cổng thông tin điện tử Hà Nam, người cao tuổi trong làng Đại Hoàng kể lại, món cá kho ngày Tết không có xuất xứ từ một truyền thống, phong tục hay điển tích nào mà có nguồn gốc từ những ngày đói nghèo xa xưa. Trước đây cuộc sống đói khổ không có nhiều thịt lợn, thịt gà. Hơn nữa, nơi đây là vùng đồng chiêm trũng, dân không trồng được lúa nên không có cám gạo nuôi lợn. Không có thịt nhưng Tết đến, người dân vẫn phải nghĩ cách nào đó cho tươm tất hơn ngày thường nên tìm cách chế đặc sản từ cá vốn là nguồn thức ăn có nhiều trong vùng.
Niêu cá kho Đại Hoàng có hương vị đặc biệt nhờ được chuẩn bị công phu và kỹ lưỡng. Cá để kho phải là loại cá trắm có cân nặng từ 5 kg, thịt thơm và chắc. Thịt ba chỉ là loại thịt chuẩn lớp thịt mỡ và thịt nạc đều. Sau khi cắt khúc và rửa sạch, cá được ướp 10 loại gia vị khác nhau như riềng, gừng, sả, ớt, chanh, hành khô, nước mắm, nước hàng...
Bên cạnh cá và gia vị, người kho cá phải chuẩn bị củi nhãn và niêu đất. Kho cá phải được đun bằng củi nhãn 12-14 tiếng để át mùi của niêu đất và tạo được vị thơm đặc trưng. Niêu đất là loại niêu sản xuất ở Nghệ An, phần nắp đậy niêu phải nhập ở Thanh Hóa. Niêu chuẩn, cá kho mới ngon.
Quá trình kho cá luôn cần phải có người túc trực để điều chỉnh lửa cũng như nêm gia vị sao cho vừa ăn nhất. Sau 14h kho liên tục, thành phẩm sẽ là niêu cá thơm phức màu nâu sẫm đẹp mắt. Hương vị, tiếng tăm của cá kho Đại Hoàng đã vươn ra khắp các vùng cả nước, thậm chí ra nước ngoài.
Câu 5: Ngoài cá kho, làng Đại Hoàng còn có loại quả nào trong top 50 đặc sản trái cây của Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận?