Làng Ouchijuku nằm ở thị trấn Shimogo, thuộc tỉnh Fukushima, cách thủ đô Tokyo khoảng 300 km về hướng bắc.
Theo website của Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản, trong thời Edo (1603-1867), giai đoạn phát triển nhất của Nhật Bản, Ouchijuku là một thị trấn bưu điện. Nơi đây có hàng chục căn nhà mái tranh chạy dọc con đường chính dài chừng 450 m. Hiện làng còn khoảng 50 căn. Ngôi nhà cổ nhất có tuổi đời 400 năm.
Để đến làng, từ Tokyo, du khách đi tàu Tohoku Shinkansen đến ga Koriyama, sau đó chuyển sang tuyến Tây Banetsu, đến ga Aizu-Wakamatsu. Thời gian di chuyển khoảng 3 tiếng. Chặng tiếp theo, du khách đi tuyến đường sắt Aizu tới ga Yunokami Onsen, rồi tiếp tục đi taxi hoặc buýt đến Ouchijuku.
Làng Ouchijuku nằm ở thị trấn Shimogo, thuộc tỉnh Fukushima, cách thủ đô Tokyo khoảng 300 km về hướng bắc.
Theo website của Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản, trong thời Edo (1603-1867), giai đoạn phát triển nhất của Nhật Bản, Ouchijuku là một thị trấn bưu điện. Nơi đây có hàng chục căn nhà mái tranh chạy dọc con đường chính dài chừng 450 m. Hiện làng còn khoảng 50 căn. Ngôi nhà cổ nhất có tuổi đời 400 năm.
Để đến làng, từ Tokyo, du khách đi tàu Tohoku Shinkansen đến ga Koriyama, sau đó chuyển sang tuyến Tây Banetsu, đến ga Aizu-Wakamatsu. Thời gian di chuyển khoảng 3 tiếng. Chặng tiếp theo, du khách đi tuyến đường sắt Aizu tới ga Yunokami Onsen, rồi tiếp tục đi taxi hoặc buýt đến Ouchijuku.
Anh Nguyễn Văn Thành (48 tuổi, Tokyo), hướng dẫn viên du lịch tại Nhật Bản với hơn 15 năm kinh nghiệm, cho biết Ouchijuku rực rỡ hoa vào mùa xuân, ấm áp vào mùa hè và lãng mạn vào mùa thu. Còn mùa đông, những mái nhà, con đường, hàng cây phủ tuyết trắng. Mùa đông cũng là thời điểm đông khách du lịch nhất.
Anh Nguyễn Văn Thành (48 tuổi, Tokyo), hướng dẫn viên du lịch tại Nhật Bản với hơn 15 năm kinh nghiệm, cho biết Ouchijuku rực rỡ hoa vào mùa xuân, ấm áp vào mùa hè và lãng mạn vào mùa thu. Còn mùa đông, những mái nhà, con đường, hàng cây phủ tuyết trắng. Mùa đông cũng là thời điểm đông khách du lịch nhất.
Mái nhà ở đây được lợp bằng cỏ trồng tại địa phương, dày từ 40 cm đến 60 cm, chịu được sức nặng của tuyết vào mùa đông.
Mái nhà ở đây được lợp bằng cỏ trồng tại địa phương, dày từ 40 cm đến 60 cm, chịu được sức nặng của tuyết vào mùa đông.
Không gian trong nhà tuy cũ nhưng được bài trí gọn gàng, ngăn nắp.
Các ngôi nhà hiện đều là những cửa hàng bán đồ lưu niệm, quán ăn, tiệm trà, nhà trọ, giúp du khách trải nghiệm lối sống xưa của Nhật Bản.
Các ngôi nhà hiện đều là những cửa hàng bán đồ lưu niệm, quán ăn, tiệm trà, nhà trọ, giúp du khách trải nghiệm lối sống xưa của Nhật Bản.
Sau 8 lần đến Nhật Bản, chuyến đi đến Fukushima ngày 30/1 vừa qua là chuyến du lịch mùa đông đầu tiên đến đất nước này của chị Nhị Đặng, TP HCM. Thời điểm chị đến đây, Nhật Bản vừa trải qua đợt lạnh kỷ lục trong 10 năm. Mùa đông xuống thấp nhất -7 độ C, tuyết rơi dày. Tại làng Ouchijuku, tuyết dày trung bình 30-40 cm.
Nhị Đặng chia sẻ: "Bốn mùa ở Nhật thay đổi rõ rệt. Hiếm nơi đâu mà thiên nhiên phong phú và tinh tế như vậy. Làng cổ Ouchijuku đã cho tôi cảm nhận rõ nét về điều này".
Sau 8 lần đến Nhật Bản, chuyến đi đến Fukushima ngày 30/1 vừa qua là chuyến du lịch mùa đông đầu tiên đến đất nước này của chị Nhị Đặng, TP HCM. Thời điểm chị đến đây, Nhật Bản vừa trải qua đợt lạnh kỷ lục trong 10 năm. Mùa đông xuống thấp nhất -7 độ C, tuyết rơi dày. Tại làng Ouchijuku, tuyết dày trung bình 30-40 cm.
Nhị Đặng chia sẻ: "Bốn mùa ở Nhật thay đổi rõ rệt. Hiếm nơi đâu mà thiên nhiên phong phú và tinh tế như vậy. Làng cổ Ouchijuku đã cho tôi cảm nhận rõ nét về điều này".
Nơi đây còn nổi tiếng với món mỳ negi soba. Điểm đặc biệt của món mỳ là sử dụng hành baro thay cho đũa. "Nước dùng mì thanh nhẹ, phía trên rắc cá bào và củ cải. Khi dùng hành baro khổng lồ để múc những cọng mì đầu tiên, tôi thấy thích thú với trải nghiệm lạ này. Vị nồng và the của hành khiến hương vị món mì trở nên vừa hài hòa vừa độc đáo", Nhị nói.
Nơi đây còn nổi tiếng với món mỳ negi soba. Điểm đặc biệt của món mỳ là sử dụng hành baro thay cho đũa. "Nước dùng mì thanh nhẹ, phía trên rắc cá bào và củ cải. Khi dùng hành baro khổng lồ để múc những cọng mì đầu tiên, tôi thấy thích thú với trải nghiệm lạ này. Vị nồng và the của hành khiến hương vị món mì trở nên vừa hài hòa vừa độc đáo", Nhị nói.
Ngoài đi dạo trên trục đường chính, ở cuối làng có một con dốc dẫn lên điểm ngắm toàn cảnh ngôi làng. "Trên đường đi, tuyết ngập cổ chân, đường trơn trượt nên khi leo lên và xuống phải bám thật chắc hoặc vừa ngồi vừa đi", Nhị cho biết thêm.
Ngoài đi dạo trên trục đường chính, ở cuối làng có một con dốc dẫn lên điểm ngắm toàn cảnh ngôi làng. "Trên đường đi, tuyết ngập cổ chân, đường trơn trượt nên khi leo lên và xuống phải bám thật chắc hoặc vừa ngồi vừa đi", Nhị cho biết thêm.
Từng sống hai năm ở Tokyo và ba năm ở Niigata, nhưng đến tháng 1 vừa qua, anh Nguyễn Sơn Tùng (31 tuổi, TP HCM) mới có dịp tận hưởng mùa đông thật sự khi đến Fukushima. Trước đây, anh Tùng từng tới nhiều ngôi làng cổ ở Nhật. Làng Ouchijuku không nổi tiếng như Shirakawa-go, nhưng anh bất ngờ vì vẻ đẹp và sự yên bình.
Từng sống hai năm ở Tokyo và ba năm ở Niigata, nhưng đến tháng 1 vừa qua, anh Nguyễn Sơn Tùng (31 tuổi, TP HCM) mới có dịp tận hưởng mùa đông thật sự khi đến Fukushima. Trước đây, anh Tùng từng tới nhiều ngôi làng cổ ở Nhật. Làng Ouchijuku không nổi tiếng như Shirakawa-go, nhưng anh bất ngờ vì vẻ đẹp và sự yên bình.
Anh đặc biệt chú ý đến bưu điện trên trục đường chính của làng. "Nói là bưu điện nhưng nơi đó chỉ có một bà cụ và một chú mèo. Nhìn bà cụ chơi đùa với mèo giữa không gian được phủ tuyết trắng như trong truyện cổ tích. Đây chính là cuộc sống mà tôi mơ ước", anh Tùng chia sẻ.
Anh đặc biệt chú ý đến bưu điện trên trục đường chính của làng. "Nói là bưu điện nhưng nơi đó chỉ có một bà cụ và một chú mèo. Nhìn bà cụ chơi đùa với mèo giữa không gian được phủ tuyết trắng như trong truyện cổ tích. Đây chính là cuộc sống mà tôi mơ ước", anh Tùng chia sẻ.
Hướng dẫn viên cho chuyến du lịch lần này của Tùng, anh Nguyễn Văn Thành, cho biết cuối tuần thứ hai tháng 2 sẽ có lễ hội tuyết Yuki-matsuri - một trong những lễ hội nổi tiếng nhất sẽ diễn ra tại làng Ouchijuku.
Năm nay, lễ hội được tổ chức từ ngày 5 đến 11/2. Vào buổi tối, từ 17h30 đến 20h các ngày diễn ra sự kiện, ngôi làng sẽ được thắp sáng bằng đèn lồng tuyết. Ngày cuối cùng của sự kiện, sẽ có một cuộc diễu hành đuốc và màn trình diễn pháo hoa.
Hướng dẫn viên cho chuyến du lịch lần này của Tùng, anh Nguyễn Văn Thành, cho biết cuối tuần thứ hai tháng 2 sẽ có lễ hội tuyết Yuki-matsuri - một trong những lễ hội nổi tiếng nhất sẽ diễn ra tại làng Ouchijuku.
Năm nay, lễ hội được tổ chức từ ngày 5 đến 11/2. Vào buổi tối, từ 17h30 đến 20h các ngày diễn ra sự kiện, ngôi làng sẽ được thắp sáng bằng đèn lồng tuyết. Ngày cuối cùng của sự kiện, sẽ có một cuộc diễu hành đuốc và màn trình diễn pháo hoa.
Quỳnh Mai
Ảnh: Nhị Đặng - Sơn Tùng