Một góc làng chiếu Định Yên cuối tháng 12.
Làng nghề dệt chiếu có tuổi đời hơn 200 năm nằm cạnh sông Hậu, được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013. Hiện làng nghề có khoảng 10 cơ sở và hơn 800 hộ gia đình tham gia các công đoạn nhuộm, dệt gia công.
Một góc làng chiếu Định Yên cuối tháng 12.
Làng nghề dệt chiếu có tuổi đời hơn 200 năm nằm cạnh sông Hậu, được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013. Hiện làng nghề có khoảng 10 cơ sở và hơn 800 hộ gia đình tham gia các công đoạn nhuộm, dệt gia công.
Trước Tết ở làng Định Yên, những bó sợi, chiếu phơi từ trong sân ra tới đường đi.
Bà Nguyễn Kim Vân (trái), làm chiếu hơn 30 năm, cho biết mùa Tết bắt đầu từ tháng 10 âm lịch. Gia đình bà thức khuya dậy sớm để nhuộm và dệt chiếu, kịp cung ứng cho thương lái.
"Ngày Tết, nhiều gia đình sắm chiếu mới nên thị trường hút hàng hơn. Mỗi ngày, thợ đan chiếu kiếm thu nhập hơn 100.000 đồng'', bà Vân cho biết.
Bà Nguyễn Kim Vân (trái), làm chiếu hơn 30 năm, cho biết mùa Tết bắt đầu từ tháng 10 âm lịch. Gia đình bà thức khuya dậy sớm để nhuộm và dệt chiếu, kịp cung ứng cho thương lái.
"Ngày Tết, nhiều gia đình sắm chiếu mới nên thị trường hút hàng hơn. Mỗi ngày, thợ đan chiếu kiếm thu nhập hơn 100.000 đồng'', bà Vân cho biết.
Sợi lát đã nhuộm màu, phơi khoảng một ngày sẽ khô. Có bốn màu chính làm nên độ rực rỡ của tấm chiếu là đỏ, xanh, vàng kết hợp với màu trắng ngà tự nhiên của sợi lát.
Sợi lát đã nhuộm màu, phơi khoảng một ngày sẽ khô. Có bốn màu chính làm nên độ rực rỡ của tấm chiếu là đỏ, xanh, vàng kết hợp với màu trắng ngà tự nhiên của sợi lát.
Máy dệt chiếu đã xuất hiện ở làng nghề Định Yên hàng chục năm trước, mang lại hiệu quả gấp nhiều lần so với dệt tay. Trung bình mỗi máy, một ngày, nghệ nhân có thể dệt được 10 chiếc, trong khi khung dệt tay cần hai người và chỉ được 3-4 chiếc.
Ông Hùng, chủ cơ sở Thanh Hùng, cho biết ngày thường chỉ sản xuất 1.000 - 2.000 chiếc chiếu song đến Tết phải tăng gấp 2-3 lần. Người thợ cũng tranh thủ làm sớm hơn và về muộn hơn để tăng thu nhập.
Theo chủ cơ sở, chiếu tiêu thụ chủ yếu trong nước bên cạnh xuất sang Campuchia. Tuy nhiên, gần đây thị trường xuất khẩu bị cạnh tranh gay gắt, số lượng giảm hơn trước.
Máy dệt chiếu đã xuất hiện ở làng nghề Định Yên hàng chục năm trước, mang lại hiệu quả gấp nhiều lần so với dệt tay. Trung bình mỗi máy, một ngày, nghệ nhân có thể dệt được 10 chiếc, trong khi khung dệt tay cần hai người và chỉ được 3-4 chiếc.
Ông Hùng, chủ cơ sở Thanh Hùng, cho biết ngày thường chỉ sản xuất 1.000 - 2.000 chiếc chiếu song đến Tết phải tăng gấp 2-3 lần. Người thợ cũng tranh thủ làm sớm hơn và về muộn hơn để tăng thu nhập.
Theo chủ cơ sở, chiếu tiêu thụ chủ yếu trong nước bên cạnh xuất sang Campuchia. Tuy nhiên, gần đây thị trường xuất khẩu bị cạnh tranh gay gắt, số lượng giảm hơn trước.
Bà Vàng, thợ dệt chiếu, cho biết mỗi ngày dệt được 10 chiếc, tiền công 150.000 đồng. "Dệt máy đòi hỏi phải quan sát kỹ, biết cách vận hành. Nhìn vậy nhưng không dễ", bà nói.
Bà Vàng, thợ dệt chiếu, cho biết mỗi ngày dệt được 10 chiếc, tiền công 150.000 đồng. "Dệt máy đòi hỏi phải quan sát kỹ, biết cách vận hành. Nhìn vậy nhưng không dễ", bà nói.
Thợ dệt đưa từng sợi lát vào máy, tùy chỉnh cho đúng hoa văn mỗi tấm chiếu. Công việc đòi hỏi sự tập trung, cẩn thận.
Thợ dệt đưa từng sợi lát vào máy, tùy chỉnh cho đúng hoa văn mỗi tấm chiếu. Công việc đòi hỏi sự tập trung, cẩn thận.
Sau nhiều giờ gia công, đôi tay người thợ dệt dính màu nhuộm.
Chiếu dệt xong phơi qua vài nắng để chống ẩm mốc. Nhiều tuyến đường vì thế cũng rực rỡ sắc màu.
Chiếu sau khi khô sẽ may bìa cố định. Người thợ dùng một loại dụng cụ như dao hai lưỡi chà qua mặt chiếu để cắt lát thừa, kiểm tra thành phẩm lần cuối trước khi xuất bán.
Tùy vào kỹ thuật dệt, chiếu chia ra nhiều loại như chiếu thường, chiếu vảy ốc, chiếu con cờ hay còn gọi là chiếu lẫy. Tấm chiếu đẹp, chất lượng người trong nghề cầm lên sẽ biết ngay từ độ tỉ mỉ, trọng lượng, độ dày chặt.
Chiếu sau khi khô sẽ may bìa cố định. Người thợ dùng một loại dụng cụ như dao hai lưỡi chà qua mặt chiếu để cắt lát thừa, kiểm tra thành phẩm lần cuối trước khi xuất bán.
Tùy vào kỹ thuật dệt, chiếu chia ra nhiều loại như chiếu thường, chiếu vảy ốc, chiếu con cờ hay còn gọi là chiếu lẫy. Tấm chiếu đẹp, chất lượng người trong nghề cầm lên sẽ biết ngay từ độ tỉ mỉ, trọng lượng, độ dày chặt.
Bà Huỳnh Thị Hoài Thu, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Đồng Tháp cho biết làng nghề dệt chiếu Định Yên là một trong bốn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh. Sở đang đẩy mạnh xúc tiến du lịch cho làng nghề, bên cạnh việc nâng cao nguồn nhân lực để, kết nối với các tour tuyến trong tỉnh.
Theo bà, định kỳ mỗi tháng, nơi đây tổ chức "chợ chiếu ma'', tái hiện không gian bán chiếu buổi đêm của hàng chục năm trước. Phiên chợ kết hợp show diễn thực cảnh, chợ bán các thức quà quê, thu hút khách tham quan, quảng bá làng nghề.
Bà Huỳnh Thị Hoài Thu, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Đồng Tháp cho biết làng nghề dệt chiếu Định Yên là một trong bốn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh. Sở đang đẩy mạnh xúc tiến du lịch cho làng nghề, bên cạnh việc nâng cao nguồn nhân lực để, kết nối với các tour tuyến trong tỉnh.
Theo bà, định kỳ mỗi tháng, nơi đây tổ chức "chợ chiếu ma'', tái hiện không gian bán chiếu buổi đêm của hàng chục năm trước. Phiên chợ kết hợp show diễn thực cảnh, chợ bán các thức quà quê, thu hút khách tham quan, quảng bá làng nghề.
Ngọc Tài