Trước khi bạn quy kết rằng vợ của mình "điên rồ", bạn có thể xem xét 5 dấu hiệu sau đây, xem vợ có dấu hiệu nào trong số đó hay không.
Cô ấy luôn tấn công bạn bằng lời nói
Điều cô ấy nói ra có thể mang ý nghĩa chế nhạo, gây tổn thương, khiến bạn cảm thấy mình chẳng làm gì đúng và đủ. Khi trao đổi, cô luôn tìm lý do để hạ nhục bạn, coi thường bạn... thì đó là những dấu hiệu vợ bạn đang bất thường.
Trong gia đình, việc người vợ hay chỉ trích là điều bình thường, nhưng nếu lời cô ấy nói mang một giọng điệu tàn bạo, làm tổn thương người chồng thì đó là vấn đề.
Không chỉ bạo lực lời nói với bạn, cô ấy có thể "đụng tay chân", bạo hành thể xác. Ở trong mối quan hệ như vậy có thể hủy hoại sức khỏe tinh thần của cả hai phía.
Cô ấy kiểm soát bạn từng bước chân
Một người vợ ưa kiểm soát sẽ không cho bạn không gian, thời gian để gặp gỡ gia đình và bạn bè. Cô ấy không cho bạn sự riêng tư và thậm chí liên tục hỏi bạn đang ở đâu và làm gì mọi lúc, mọi nơi. Nếu bạn luôn phải trả lời cho vợ những câu hỏi đó thì có thể bạn đang gặp vấn đề thực sự với bà xã.
Cô ấy giận dỗi vô cớ
Bầu không khí giữa hai người luôn luôn là một sự thù địch. Vợ bạn có thể dễ dàng tức giận với những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của mọi người, nếu mọi thứ không theo ý mình. Sự tức giận của cô ấy ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn nhiều hơn, sau mỗi ngày trôi qua.
Nếu vợ bạn có những dấu hiệu như trên, có các điểm bạn cần lưu ý trong đối xử hàng ngày với vợ.
Cô ấy càng bất thường, bạn càng phải bình thường
Khi đối tác của bạn mất kiểm soát, trở nên nóng nảy và thô lỗ, bạn càng cần phải trở thành trụ cột hỗ trợ mà cô ấy và giải tỏa tình huống tốt nhất có thể.
Khi bạn để cho mình tức giận như vợ, điều đó sẽ chỉ dẫn đến một trận la hét mà không ai thắng. Cô ấy có thể hét vào mặt bạn, nhưng bạn luôn phải giữ bình tĩnh. Đừng gọi cô ấy bằng những lời thóa mạ, chỉ trích cô ấy là "điên rồ" và khiến mọi việc leo thang.
Cùng cam kết làm cho mối quan hệ trở nên tốt nhất có thể
Cả hai phía cần cùng nhau trò chuyện, đưa ra giải pháp để sửa chữa mối quan hệ. Nếu bạn thấy cô ấy không tôn trọng bạn, hãy tìm kiếm điều đó bằng cách chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ của mình.
Nếu bạn thấy mỗi ngày cả hai đều cãi vã, cần kiên quyết đưa ra một giới hạn và buộc cả hai tuân thủ điều đó. Hãy cho thấy bạn không dễ dàng từ bỏ và mạnh mẽ để "uốn nắn" lại mối quan hệ, thay vì biến mình thành người nhu nhược chịu đựng và khiến quan hệ giữa hai người chết dần chết mòn.
Đừng quên rằng các vấn đề khi không được kiểm soát sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn.
Cố gắng tìm hiểu tại sao vợ trở nên như vậy
Giao tiếp luôn có ích cho mọi mối quan hệ. Khi hai bạn có một cuộc đối thoại mang tính xây dựng, bạn nên nhân cơ hội tìm ra lý do tại sao cô ấy có vấn đề như vậy. Ví dụ, nếu bạn có một người vợ ưa kiểm soát, hãy tìm hiểu kỹ lý do tại sao cô ấy lại muốn kiểm soát. Cô ấy có bất an không? Có lo lắng không? Có phải cô ấy đang mong đợi quá nhiều từ bạn? Hãy tìm ra lý do và cố gắng sửa chữa nó.
Đừng trốn chạy
Bạn cảm thấy mình không thể chịu nổi và có xu hướng muốn vào nhà tắm, muốn ra ngoài đi cafe... khi người vợ trở nên quá quắt. Nhưng nên chiến đấu với sự thôi thúc đó bằng tất cả những gì bạn có, bởi nếu bạn trốn chạy những cuộc cãi vã, lần sau mọi việc lại như vậy.
Hãy kiên nhẫn. Cần tìm lý do vì sao cô ấy lại trở nên như vậy! Hãy cố gắng tháo gỡ vấn đề trước khi cả hai đi ngủ, đừng để nó âm ỉ ngày này sang ngày khác.
Nhận sự trợ giúp
Một người có chuyên môn sẽ có nhiều khả năng giúp vợ chồng bạn giải quyết vấn đề, thông qua các cuộc trị liệu tâm lý. Họ có thể trò chuyện với bạn hoặc vợ bạn, để giúp cả hai giải tỏa và có một hướng đi phù hợp.
Thùy Linh (Theo Bonobology)