Đi chậm nhưng giữ khư làn ngoài cùng, muốn đi nhanh nên sẵn sàng chạy vào làn khẩn cấp, tạt đầu xe khác là vấn nạn của cao tốc Việt.
"Hành vi lái xe nói riêng và các hành vi khác trong cuộc sống nói chung của một bộ phận người Việt thể hiện sự ích kỷ. Cái gì tiện cho mình, có lợi cho mình thì thực hiện ngay bất chấp người xung quanh.
Ý thức cộng đồng rất kém trong hành xử hằng ngày. Chen lấn để tính tiền trong siêu thị, check in ở sân bay, chen lấn lên máy bay, chen lấn khi đi chùa, xếp hàng đi thang máy.... Vì muốn mình nhanh hơn mặc dù đến sau người khác, xả rác nơi công cộng (vì không muốn cầm rác trên tay mình).
Tất cả thể hiện tính ích kỷ, mình là trên hết mặc kệ cộng đồng".
Bạn đọc nickname phongnyk đánh giá như trên về nguyên nhân căn cơ mọi rắc rối của giao thông Việt. đó là vi phạm luật, là tính ích kỷ của nhiều người: sẵn sàng vì lợi ích trước mắt của mình mà chen lấn, dàn hàng, vượt ẩu... Bình luận này được viết sau bài Mù ngôn ngữ cao tốc. Tác giả bài viết cho rằng cao tốc ở Việt Nam hội tụ 3 yếu tố: lái mới, đường mới, xe mới; tài xế ít kinh nghiệm và phớt lờ luật giao thông.
Độc giả Le Anh nói: "Lái mới đi sai là một chuyện, đằng này lái cũ cũng đi láo nữa mới khổ. Cái lỗi hay gặp nhất của người lái xe lâu năm đó là 'điền vào chỗ trống'.
Lúc tôi mới lái, đi rất cẩn thận, giữ khoảng cách an toàn đủ để xử lý tình huống khẩn cấp theo khả năng. Ông anh ngồi cạnh phán: "Không đi gần lại xe trên là có người chen vào đấy", cuối cùng thực tế đúng như ông anh nói, tôi nản toàn tập.
Thế nên ra đường toàn thấy các xe nối đuôi nhau chạy thành hàng dài, xe đi sau vừa khuất tầm nhìn, vừa không kịp xử lý khi tình huống nguy hiểm xảy ra, không tai nạn mới lạ".
Độc giả Thanh Hiep Nguyen: "Quá nhiều ngôn ngữ trong bản hướng dẫn giao thông, quy tắc an toàn và bắt buộc (đeo dây an toàn, cấm vượt phải) và phải biết và hiểu luật trước khi cầm lái (nguyên tắc nhường đường: khi thấy tín hiệu xin được chuyển làn, đèn thắng bật; tất cả phương tiện kề cạnh phải giảm tốc độ và nhường đường).
Một số anh hùng cao tốc, tay lái lụa bất chấp tín hiệu xin đường vẫn ngang nhiên tăng tốc độ, lạng lách khiến tài xế xe xin đường hốt hoảng đâm trái đâm phải gây nên tai nạn.
Tốc độ và khoảng cách không đảm bảo dẫn đến khi tai nạn xảy ra sẽ gây nên cảnh đụng xe liên hoàn. Cần truy trách nhiệm tất cả mọi xe có liên quan trong tai nạn là động thái nhắc nhở người cầm lái phải chịu trách nhiệm cho dù yếu tố ngoại vụ".
Đường xá ở Việt Nam còn nhiều bất cập, nhưng có tai nạn xảy ra thì đừng vội đổ lỗi cho con đường, độc giả MyloveisWinter: "Thực tế chả có con đường nào ở Việt Nam hay ở thế giới này an toàn tuyệt đối, nó luôn tồn tại những vấn đề nọ kia. Cái quan trọng là người lái xe phải cẩn trọng.
Đường quen, nhớ từng khúc quanh rồi thì biết chỗ nào nguy, chỗ nào an có thể vượt được. Đường lạ thì sự tập trung và cẩn trọng phải nâng cao nữa. Đừng tự đẩy mình vào thế kẹt mà phải chủ động xử lý để đảm bảo an toàn, có những lúc không tránh khỏi va chạm thì phải lựa chọn va chạm thế nào cho ít tổn thất nhất.
Việt Nam mình đường xá còn nhiều bất cập, ai cũng biết điều đó. Nhưng đổ lỗi cho con đường làm bản thân tai nạn thì nó rất buồn cười. Không có đường nào nhấn ga, vặn tay lái của các bác tài hết, tự các bác làm mà thôi".
Thay đổi ý thức giao thông thế nào? Độc giả nickname nam0934413282 đề xuất:
"Nên bắt đầu từ những quy tắc đơn giản, từng quy tắc một. Quy tắc đầu tiên nên là luôn phải đi ở làn bên phải nếu không vượt xe khác, đặc biệt là xe container, xe tải. Và để áp dụng được thì cần có cơ chế xử phạt đủ mạnh tay, đây là điều căn bản nhất.
Chỉ cần thực hiện được điều này, giao thông ở cao tốc và quốc lộ sẽ cải thiện cực kỳ nhiều mà không tốn thêm bất cứ chi phí nào. Nếu có thể, thì có thể phân làn xe tải, container không lưu thông ở làn ngoài cùng bên trái ở các cung đường quốc lộ, cao tốc, vì thực tế những xe đó cũng không thể và không nên đi nhanh ở làn bên trái".
Độc giả phongnyk, người đưa ra nhận định đầu tiên, vẫn có hy vọng vào thế hệ trẻ giữ kỷ luật khi đi trên đường: "Tuy nhiên vẫn có một điểm sáng là ngày càng có nhiều bạn trẻ có kỷ luật hơn, văn minh hơn. Và quan trọng là các bạn ấy dám lên tiếng phê phán các hành vi sai trái.
Hy vọng 10-15 năm nữa người Việt sẽ theo kịp các nước xung quanh trong cách ứng xử với cộng đồng".
Hữu Nghị tổng hợp
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.
"Hành vi lái xe nói riêng và các hành vi khác trong cuộc sống nói chung của một bộ phận người Việt thể hiện sự ích kỷ. Cái gì tiện cho mình, có lợi cho mình thì thực hiện ngay bất chấp người xung quanh.
Ý thức cộng đồng rất kém trong hành xử hằng ngày. Chen lấn để tính tiền trong siêu thị, check in ở sân bay, chen lấn lên máy bay, chen lấn khi đi chùa, xếp hàng đi thang máy.... Vì muốn mình nhanh hơn mặc dù đến sau người khác, xả rác nơi công cộng (vì không muốn cầm rác trên tay mình).
Tất cả thể hiện tính ích kỷ, mình là trên hết mặc kệ cộng đồng".
Bạn đọc nickname phongnyk đánh giá như trên về nguyên nhân căn cơ mọi rắc rối của giao thông Việt. đó là vi phạm luật, là tính ích kỷ của nhiều người: sẵn sàng vì lợi ích trước mắt của mình mà chen lấn, dàn hàng, vượt ẩu... Bình luận này được viết sau bài Mù ngôn ngữ cao tốc. Tác giả bài viết cho rằng cao tốc ở Việt Nam hội tụ 3 yếu tố: lái mới, đường mới, xe mới; tài xế ít kinh nghiệm và phớt lờ luật giao thông.
Độc giả Le Anh nói: "Lái mới đi sai là một chuyện, đằng này lái cũ cũng đi láo nữa mới khổ. Cái lỗi hay gặp nhất của người lái xe lâu năm đó là 'điền vào chỗ trống'.
Lúc tôi mới lái, đi rất cẩn thận, giữ khoảng cách an toàn đủ để xử lý tình huống khẩn cấp theo khả năng. Ông anh ngồi cạnh phán: "Không đi gần lại xe trên là có người chen vào đấy", cuối cùng thực tế đúng như ông anh nói, tôi nản toàn tập.
Thế nên ra đường toàn thấy các xe nối đuôi nhau chạy thành hàng dài, xe đi sau vừa khuất tầm nhìn, vừa không kịp xử lý khi tình huống nguy hiểm xảy ra, không tai nạn mới lạ".
Độc giả Thanh Hiep Nguyen: "Quá nhiều ngôn ngữ trong bản hướng dẫn giao thông, quy tắc an toàn và bắt buộc (đeo dây an toàn, cấm vượt phải) và phải biết và hiểu luật trước khi cầm lái (nguyên tắc nhường đường: khi thấy tín hiệu xin được chuyển làn, đèn thắng bật; tất cả phương tiện kề cạnh phải giảm tốc độ và nhường đường).
Một số anh hùng cao tốc, tay lái lụa bất chấp tín hiệu xin đường vẫn ngang nhiên tăng tốc độ, lạng lách khiến tài xế xe xin đường hốt hoảng đâm trái đâm phải gây nên tai nạn.
Tốc độ và khoảng cách không đảm bảo dẫn đến khi tai nạn xảy ra sẽ gây nên cảnh đụng xe liên hoàn. Cần truy trách nhiệm tất cả mọi xe có liên quan trong tai nạn là động thái nhắc nhở người cầm lái phải chịu trách nhiệm cho dù yếu tố ngoại vụ".
Đường xá ở Việt Nam còn nhiều bất cập, nhưng có tai nạn xảy ra thì đừng vội đổ lỗi cho con đường, độc giả MyloveisWinter: "Thực tế chả có con đường nào ở Việt Nam hay ở thế giới này an toàn tuyệt đối, nó luôn tồn tại những vấn đề nọ kia. Cái quan trọng là người lái xe phải cẩn trọng.
Đường quen, nhớ từng khúc quanh rồi thì biết chỗ nào nguy, chỗ nào an có thể vượt được. Đường lạ thì sự tập trung và cẩn trọng phải nâng cao nữa. Đừng tự đẩy mình vào thế kẹt mà phải chủ động xử lý để đảm bảo an toàn, có những lúc không tránh khỏi va chạm thì phải lựa chọn va chạm thế nào cho ít tổn thất nhất.
Việt Nam mình đường xá còn nhiều bất cập, ai cũng biết điều đó. Nhưng đổ lỗi cho con đường làm bản thân tai nạn thì nó rất buồn cười. Không có đường nào nhấn ga, vặn tay lái của các bác tài hết, tự các bác làm mà thôi".
Thay đổi ý thức giao thông thế nào? Độc giả nickname nam0934413282 đề xuất:
"Nên bắt đầu từ những quy tắc đơn giản, từng quy tắc một. Quy tắc đầu tiên nên là luôn phải đi ở làn bên phải nếu không vượt xe khác, đặc biệt là xe container, xe tải. Và để áp dụng được thì cần có cơ chế xử phạt đủ mạnh tay, đây là điều căn bản nhất.
Chỉ cần thực hiện được điều này, giao thông ở cao tốc và quốc lộ sẽ cải thiện cực kỳ nhiều mà không tốn thêm bất cứ chi phí nào. Nếu có thể, thì có thể phân làn xe tải, container không lưu thông ở làn ngoài cùng bên trái ở các cung đường quốc lộ, cao tốc, vì thực tế những xe đó cũng không thể và không nên đi nhanh ở làn bên trái".
Độc giả phongnyk, người đưa ra nhận định đầu tiên, vẫn có hy vọng vào thế hệ trẻ giữ kỷ luật khi đi trên đường: "Tuy nhiên vẫn có một điểm sáng là ngày càng có nhiều bạn trẻ có kỷ luật hơn, văn minh hơn. Và quan trọng là các bạn ấy dám lên tiếng phê phán các hành vi sai trái.
Hy vọng 10-15 năm nữa người Việt sẽ theo kịp các nước xung quanh trong cách ứng xử với cộng đồng".