Năm 1999, để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi dành cho phát triển nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập ban quản lý các dự án nông nghiệp. Nhiệm vụ là làm chủ các chương trình, dự án ODA trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn đối ứng và nguồn vốn khác để thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn.
Từ đó đến nay, ban đã quản lý và triển khai thực hiện 20 chương trình, dự án với tổng số vốn đầu tư đến 1.968 tỷ USD từ các nhà tài trợ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Chính phủ Đan Mạch (Danida) và Chính phủ Cộng hòa Pháp... Kết quả đầu tư của các chương trình, dự án đã góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nông nghiệp tại các địa phương, nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân, hình thành vùng chuyên canh sản xuất nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu.
Ngày 20/3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh đã làm việc với ông Nathan Belete, Giám đốc chương trình Thực hành Nông nghiệp toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Buổi làm việc tập trung rà soát và đánh giá tiến độ thực hiện dự án Phát triển bền vững ngành điều, hồ tiêu và cây ăn quả. Dự án này sẽ do ban quản lý các dự án nông nghiệp quản lý và thực hiện trong thời gian tới.
Kết quả thực hiện nâng cấp hạ tầng nông thôn
Gần 5.000 km đường giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại, sản xuất nông nghiệp và vận chuyển nông sản của người dân.
Hơn 700km kênh mương cùng với công trình hồ đập thủy lợi, 22 trạm bơm được cải tạo giúp đảm bảo lượng nước tưới, tiêu ổn định cho khoảng 100.000 ha các loại cây trồng
Gần 600 chợ nông thôn và chợ an toàn thực phẩm được cải tạo và nâng cấp tại 18 tỉnh, thành phố với 25.000 hộ tiểu thương được hưởng lợi. Bên cạnh đó, 100km đê kè biển và đê kè sông được chống lún, phục hồi và nâng cấp. 21 cảng cá, bến cá và gần 50 vùng nuôi được nâng cấp cơ sở hạ tầng
Hỗ trợ phát triển nông thôn bền vững
Nhờ các dự án, 47.636 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su; 607.000 lượt nông dân được đào tạo về IPM, giống và chăn nuôi gia súc nhỏ; 11.678 lượt nông dân được học tập về nâng cao năng suất cây trồng và đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường
Bên cạnh đó, 50.000 lượt nông dân được đào tạo, tập huấn về IPM, ICM, xử lý chất thải nông nghiệp sử dụng chế phẩm sinh học. Hơn 100.000 người được học về xử lý chất thải chăn nuôi và sử dụng công trình khí sinh học đúng cách.
9000 hộ dân thực hành nuôi trồng thủy sản bền vững; 13.000 ngư dân tham gia quản lý và khai thác thủy sản bền vững. 115.000 nông dân được tập huấn sản xuất lúa bền vững và 26.000 nông dân biết cách sản xuất và tái canh cà phê bền vững
Hơn 20.000 cán bộ quản lý, kỹ sư nông nghiệp, khuyến nông viên được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực. Ngoài ra, gần 30 viện, trường đại học được đầu tư nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp.
Giải ngân tín dụng nông nghiệp
Tổng số vốn giải ngân lên đến hơn 3.500 tỷ đồng. Trong đó, cao su tiểu điền đạt 334 tỷ đồng với 27.225 khoản vay; ngành chăn nuôi và trồng trọt có 147.369 khoản vay trị giá 885 tỷ đồng.
Chè và cây ăn quả đạt gần 883 tỷ đồng với 40.009 khoản vay; chuỗi giá trị khi sinh học gần 75 tỷ đồng, bao gồm 441 khoản vay. Tái canh cà phê hơn 1.000 tỷ đồng với 3.350 khoản vay.
Nâng cấp dây chuyền, thiết bị chế biến lúa gạo cho các doanh nghiệp đạt gần 300 tỷ đồng cho 8 doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị lúa gạo.
(Nguồn: Ban quản lý các dự án nông nghiệp)