Ý tưởng độc đáo này của ông Mai Trọng Tuấn, cựu phi công quân sự cơ bản, tạo một đường bay mới hoàn toàn nối TP HCM - Hà Nội theo trục thẳng của kinh tuyến 106, xuyên 3 nước Đông Dương (qua Việt Nam, Lào và Campuchia). Đường bay "vàng" này có thể rút ngắn được 200 km đường đi và 5.000 lít nhiên liệu mỗi chuyến, so với tuyến hiện tại.
Đường bay hiện tại trong nội địa sẽ qua địa phận Ninh Bình, sau đó lượn ra biển ngoài khơi các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng rồi rẽ sang Buôn Mê Thuột vào An Lộc để đến đích cuối cùng là TP HCM. Máy bay đổi hướng 3 lần hình chữ S, đường bay dài 1.200 km.
Đường bay đề xuất (đường thẳng) và đường bay hiện tại. Ảnh: Mai Trọng Tuấn |
"Đường bay vàng" của ông Tuấn có chiều dài khoảng 1.000 km, giảm tới 200 km so với đường hiện hành, nhiên liệu một chuyến tiêu thụ 20.000 lít (trong khi đường bay hiện tại mất 25.000 lít một chuyến). Thời gian bay từ 1h45 được rút ngắn còn 1h20.
"Đường bay mới qua Lào và Campuchia, hai nước láng giềng nên không phận 3 quốc gia sẽ được mở rộng theo cấp số nhân", ông Tuấn cho biết.
Ý tưởng về "đường bay vàng" đang buộc các chuyên gia hàng không phải suy nghĩ. Thậm chí, dù Cục Hàng không đã có văn bản báo cáo Chính phủ về "đường bay vàng", đồng thời cho rằng không phù hợp về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế; nhưng Thủ tướng vẫn yêu cầu các bên liên quan gặp gỡ vị cựu phi công quân sự Tuấn vào hôm nay tại TP HCM để nghe báo cáo chi tiết.
Phát biểu trong cuộc họp sáng 9/7, ông Tuấn liên tục phản bác các lý lẽ mà Cục Hàng không đưa ra. "Các công ty hàng không chắc chắn sẽ giảm doanh thu nhưng người dân đương nhiên được lợi từ việc giá vé giảm, đó là chưa kể giá trị vô hình khi thời gian bay rút ngắn", ông Tuấn chia sẻ.
Về mặt kỹ thuật, ông Tuấn cũng khẳng định không vấn đề gì khi tầm bay trung bình của các máy bay hiện nay khoảng 10 km, trang thiết bị hiện đại mà "đường bay vàng" chỉ bay qua dãy Trường Sơn cao chưa tới 3 km.
Thực tế đường bay thằng luôn là mong muốn của hầu hết các ngành hành không trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam, cụ thể là đề xuất này trùng khớp với một dự án ấp ủ của Cục Hàng không về một đường bay Đông Dương trong tương lai. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần xem xét lại nhiều vấn đề từ ý tưởng táo bạo này.
"Hiệu quả kinh tế của "đường bay vàng" so với đường hiện tại là không nhiều vì chi phí phát sinh do bay quá cảnh qua Lào và Campuchia. Cụ thể, bay qua Campuchia phải trả thêm hơn 500 USD một chuyến, Lào hơn 300 USD một chuyến", ông Đinh Văn Tuấn, đại diện Vietnam Airlines phân tích.
Nói về yếu tố khác về tính an toàn hàng không, Phó cục trưởng hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh nói: "Tuyến Sài Gòn - Hà Nội là đường bay xương sống trong ngành hàng không. Vì vậy phải duy trì bay trong lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam chứ không nên qua các nước khác".
Còn ông Bùi Văn Võ, Trưởng ban quản lý hoạt động bay Cục hàng không băn khoăn: "Đúng là sẽ có lợi khi mở đường bay qua 3 nước Đông Dương nhưng lợi ích này chưa nhiều".
So sánh hiệu quả của "đường bay vàng" và đường bay hiện tại (tính toán giả định của Vietnam Airlines với nhiệt độ đường bay bằng không)
Bay bằng Airbus A320 |
Hiện tại |
Đường bay vàng |
Chênh lệch |
Tiết kiệm 1 chuyến bay (USD) |
Chi phí quá cảnh Lào và Campuchia (USD) |
Tổng tiết kiệm chuyến bay (USD) |
Khoảng cách (km) |
1265 |
1154 |
111 |
|
|
|
Thời gian bay (phút) |
100 |
92 |
8 |
600 |
622 |
-22 |
Nhiên liệu (kgs) |
4.601 |
4.213 |
975 |
240 |
622 |
-382 |
Bay bằng Boeing 777 |
Hiện tại |
Đường bay vàng |
Chênh lệch |
Tiết kiệm 1 chuyến bay (USD) |
Chi phí quá cảnh Lào và Campuchia (USD) |
Tổng tiết kiệm chuyến bay (USD) |
Khoảng cách (km) |
1265 |
1154 |
111 |
|
|
|
Thời gian bay (phút) |
97 |
90 |
7 |
816 |
714 |
42 |
Nhiên liệu (kgs) |
10105 |
9194 |
945 |
604,5 |
774 |
-169,5 |
Kiên Cường