Sân golf ở Đồng Mô. |
Các chủ đầu tư lý giải tình trạng ế ẩm hiện nay là do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Ngoài ra, họ còn nêu lý do là mức thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với lĩnh vực kinh doanh này quá cao. Nhiều chủ đầu tư, trong đó có cả phía đối tác Việt Nam trong liên doanh, thường kêu ca rằng mức giá thuê đất của nhà nước không hợp lý, khiến nhiều dự án sân golf bị nợ tiền thuê đất. Ví dụ như trong khoảng thời gian 1993-1998, liên doanh sân golf Thủ Đức nợ tới hơn 5 triệu USD tiền thuê đất...
Sau một khoảng thời gian “kiên trì” kiến nghị, loại hình kinh doanh sân golf đã được Chính phủ xem xét và cho phép giảm 30% thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian 3 năm 1999-2001. Nhưng ngay cả khi đã nhận được sự ưu đãi, tình hình cũng không sáng sủa thêm chút nào. Ngoài dự án sân golf Palm Sông Bé (tỉnh Bình Dương) có khả năng thu lãi (nhưng doanh thu năm 2000 cũng chỉ đạt 110.000 USD), phần lớn các dự án còn lại đều khai lỗ. Trầm trọng nhất có lẽ là Golf Đà Lạt, lỗ gần 2 triệu USD trong năm 2000. Thời gian tới, triển vọng thu hút khách ở sân golf này gần như không có, khiến cả phía Việt Nam lẫn nước ngoài đều quá mệt mỏi.
Lỗi tại ai?
Theo ý kiến một số chuyên gia kinh tế, ngay từ khi nêu ra các dự án thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành kinh doanh sân golf, các cơ quan chức năng của ta đã không thiết lập được một quy hoạch hợp lý, trong đó xác định và phân bố một cách khoa học giữa nhu cầu chơi golf thực tế với nhu cầu đầu tư, giữa các khu vực cần đầu tư với những nơi không cần thiết có sân golf... Ngay cả đối với một số dự án khả thi, các chủ đầu tư đã quá lạc quan về nhu cầu chơi golf ở Việt Nam.
(Theo Sài Gòn Giải Phóng)