
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 4/5 trực tiếp giám sát cuộc "diễn tập tấn công" của các đơn vị phòng thủ ở khu vực tiền phương và duyên hải phía đông, nhắm vào các mục tiêu trên Biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là Biển Đông).
Trong bức ảnh do hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố hôm nay, ông Kim Jong-un cầm ống nhòm lớn ngồi trong một lều bạt dã chiến để theo dõi cuộc diễn tập. Phía sau ông là màn hình cho thấy một đảo đá nhỏ nhô lên giữa biển.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 4/5 trực tiếp giám sát cuộc "diễn tập tấn công" của các đơn vị phòng thủ ở khu vực tiền phương và duyên hải phía đông, nhắm vào các mục tiêu trên Biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là Biển Đông).
Trong bức ảnh do hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố hôm nay, ông Kim Jong-un cầm ống nhòm lớn ngồi trong một lều bạt dã chiến để theo dõi cuộc diễn tập. Phía sau ông là màn hình cho thấy một đảo đá nhỏ nhô lên giữa biển.

Ông Kim dùng ống nhòm quan sát quả tên lửa rời khỏi bệ phóng. Trên bàn của ông là một tấm bản đồ, nhiều khả năng thể hiện khu vực mục tiêu của tên lửa.
Quả tên lửa này được KCNA gọi là "vũ khí dẫn đường chiến thuật", không phải tên lửa đạn đạo tầm xa. Triều Tiên tuyên bố mục đích của cuộc diễn tập là kiểm tra khả năng vận hành và độ chính xác của vũ khí dẫn đường chiến thuật và các tổ hợp pháo phản lực tầm xa.
Triều Tiên hai lần thử "vũ khí chiến thuật công nghệ cao" vào tháng 11/2018 và tháng 4 năm nay nhưng không tiết lộ chi tiết về vũ khí này.
Ông Kim dùng ống nhòm quan sát quả tên lửa rời khỏi bệ phóng. Trên bàn của ông là một tấm bản đồ, nhiều khả năng thể hiện khu vực mục tiêu của tên lửa.
Quả tên lửa này được KCNA gọi là "vũ khí dẫn đường chiến thuật", không phải tên lửa đạn đạo tầm xa. Triều Tiên tuyên bố mục đích của cuộc diễn tập là kiểm tra khả năng vận hành và độ chính xác của vũ khí dẫn đường chiến thuật và các tổ hợp pháo phản lực tầm xa.
Triều Tiên hai lần thử "vũ khí chiến thuật công nghệ cao" vào tháng 11/2018 và tháng 4 năm nay nhưng không tiết lộ chi tiết về vũ khí này.

Ông Kim Jong-un và một sĩ quan cấp cao quân đội Triều Tiên chăm chú theo dõi cuộc diễn tập tên lửa và pháo phản lực.
Giới quan sát cho rằng sự mập mờ của Triều Tiên về đặc tính của loại "vũ khí chiến thuật mới" có thể nhằm khiến tình báo phương Tây gặp khó khăn trong đánh giá tác động thực sự của vụ thử tới tiến trình đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Ông Kim Jong-un và một sĩ quan cấp cao quân đội Triều Tiên chăm chú theo dõi cuộc diễn tập tên lửa và pháo phản lực.
Giới quan sát cho rằng sự mập mờ của Triều Tiên về đặc tính của loại "vũ khí chiến thuật mới" có thể nhằm khiến tình báo phương Tây gặp khó khăn trong đánh giá tác động thực sự của vụ thử tới tiến trình đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Hình ảnh quả tên lửa tầm ngắn rời khỏi bệ phóng. Bộ tổng tham mưu quân đội Hàn Quốc (JCS) cho biết vụ phóng diễn ra ở bãi thử gần thành phố Wonsan, miền đông Triều Tiên.
Các thao trường gần thành phố Wonsan được Triều Tiên sử dụng cho nhiều vụ thử tên lửa đạn đạo và huấn luyện lực lượng pháo binh trong thời gian gần đây.
Hình ảnh quả tên lửa tầm ngắn rời khỏi bệ phóng. Bộ tổng tham mưu quân đội Hàn Quốc (JCS) cho biết vụ phóng diễn ra ở bãi thử gần thành phố Wonsan, miền đông Triều Tiên.
Các thao trường gần thành phố Wonsan được Triều Tiên sử dụng cho nhiều vụ thử tên lửa đạn đạo và huấn luyện lực lượng pháo binh trong thời gian gần đây.

Giới chuyên gia nhận định loại tên lửa mới của Triều Tiên có thể là bản sao tên lửa đạn đạo tầm ngắn 9K720 Iskander của Nga, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa này có thể sử dụng nhiên liệu rắn, xuất hiện lần đầu trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên tháng 2/2018.
Giới chuyên gia nhận định loại tên lửa mới của Triều Tiên có thể là bản sao tên lửa đạn đạo tầm ngắn 9K720 Iskander của Nga, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa này có thể sử dụng nhiên liệu rắn, xuất hiện lần đầu trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên tháng 2/2018.

Ngoài tên lửa tầm ngắn, quân đội Triều Tiên hôm qua còn phóng thử các giàn pháo phản lực đa nòng tầm xa.
Pháo phản lực cỡ nòng 240 mm của Triều Tiên có tầm bắn 40-60 km, có khả năng phóng hết cơ số đạn trong 45 giây.
Ngoài tên lửa tầm ngắn, quân đội Triều Tiên hôm qua còn phóng thử các giàn pháo phản lực đa nòng tầm xa.
Pháo phản lực cỡ nòng 240 mm của Triều Tiên có tầm bắn 40-60 km, có khả năng phóng hết cơ số đạn trong 45 giây.

Mẫu vũ khí này có thể được phát triển trên cơ sở pháo phản lực 200 mm BMD-20 và pháo phản lực 240 mm BM-24 có trong biên chế quân đội Triều Tiên.
Mẫu vũ khí này có thể được phát triển trên cơ sở pháo phản lực 200 mm BMD-20 và pháo phản lực 240 mm BM-24 có trong biên chế quân đội Triều Tiên.

Giới quan sát nhận định vụ thử ngày 4/5 cho thấy lãnh đạo Triều Tiên đang mất dần kiên nhẫn với Mỹ trong đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, sau khi hội nghị thượng đỉnh lần hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tháng 2 không đạt kết quả.
Tuy nhiên, Trump ngày 4/5 vẫn bày tỏ niềm tin ông Kim Jong-un không thất hứa, cho rằng Mỹ và Triều Tiên sẽ đạt được đồng thuận trong vấn đề phi hạt nhân hóa.
Giới quan sát nhận định vụ thử ngày 4/5 cho thấy lãnh đạo Triều Tiên đang mất dần kiên nhẫn với Mỹ trong đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, sau khi hội nghị thượng đỉnh lần hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tháng 2 không đạt kết quả.
Tuy nhiên, Trump ngày 4/5 vẫn bày tỏ niềm tin ông Kim Jong-un không thất hứa, cho rằng Mỹ và Triều Tiên sẽ đạt được đồng thuận trong vấn đề phi hạt nhân hóa.
Ảnh: KCNA