Khu trọ với hơn chục dãy nhà lụp xụp, chủ yếu là công nhân xây dựng trên đường Lương Định Của thuê ở. Nước vẫn lênh láng sau hai ngày mưa lớn, một số người phải dùng tấm xốp để chế thành bè đi làm.
Đây là khu vực mà các hộ dân không đồng ý di dời trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm vì cho rằng đất của mình nằm ngoài ranh quy hoạch.
Khu trọ với hơn chục dãy nhà lụp xụp, chủ yếu là công nhân xây dựng trên đường Lương Định Của thuê ở. Nước vẫn lênh láng sau hai ngày mưa lớn, một số người phải dùng tấm xốp để chế thành bè đi làm.
Đây là khu vực mà các hộ dân không đồng ý di dời trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm vì cho rằng đất của mình nằm ngoài ranh quy hoạch.
Những đứa trẻ trong khu vực dùng bè tạm để vận chuyển người qua lại.
Theo người dân, do khu vực xung quanh giải tỏa hết, nơi này trở thành điểm trũng, thường xuyên ngập nước và khó rút vì không có hệ thống thoát nước.
Những đứa trẻ trong khu vực dùng bè tạm để vận chuyển người qua lại.
Theo người dân, do khu vực xung quanh giải tỏa hết, nơi này trở thành điểm trũng, thường xuyên ngập nước và khó rút vì không có hệ thống thoát nước.
"Khu này cứ mưa và triều cường là ngập. Vài ngày nước mới rút hết. Mỗi lần ngập là cả khu trọ phải nghỉ việc, quần áo, xe cộ ngập nước hư hỏng, sửa chữa rất tốn kém. Tội nhất là mấy đứa trẻ, ngủ bờ ngủ bụi", anh Dương Tạu Hương, 49 tuổi, quê Trà Vinh, làm công nhân ở Sài Gòn đã 4 năm cho biết, trong lúc đẩy chiếc bè tạm.
"Khu này cứ mưa và triều cường là ngập. Vài ngày nước mới rút hết. Mỗi lần ngập là cả khu trọ phải nghỉ việc, quần áo, xe cộ ngập nước hư hỏng, sửa chữa rất tốn kém. Tội nhất là mấy đứa trẻ, ngủ bờ ngủ bụi", anh Dương Tạu Hương, 49 tuổi, quê Trà Vinh, làm công nhân ở Sài Gòn đã 4 năm cho biết, trong lúc đẩy chiếc bè tạm.
Anh Thạch Son Tabi (43 tuổi, quê Sóc Trăng) cho biết, trận mưa hôm trước, cả nhà anh thức trắng, nước ngập lênh láng. "Chỉ mong nước rút sớm để đi lại dễ dàng", anh Tabi nói.
Anh Thạch Son Tabi (43 tuổi, quê Sóc Trăng) cho biết, trận mưa hôm trước, cả nhà anh thức trắng, nước ngập lênh láng. "Chỉ mong nước rút sớm để đi lại dễ dàng", anh Tabi nói.
Bà Hồ Thị Thu Xuân, 55 tuổi (quê Đồng Tháp) những ngày này cũng phải nghỉ bán vé số. "Chồng tôi bị bệnh nằm một chỗ đã lâu, nước ngập tôi phải ở nhà canh ổng, để ổng ở nhà lỡ mai lăn té xuống nước thì khổ", bà nói.
Bà Hồ Thị Thu Xuân, 55 tuổi (quê Đồng Tháp) những ngày này cũng phải nghỉ bán vé số. "Chồng tôi bị bệnh nằm một chỗ đã lâu, nước ngập tôi phải ở nhà canh ổng, để ổng ở nhà lỡ mai lăn té xuống nước thì khổ", bà nói.
Mực nước còn ngập sâu hơn 30 cm, một gia đình phải dùng thang gỗ làm lối đi vào nhà.
Một chiếc gối bị mưa cuốn trôi, úng nước đen ngòm.
Trong căn phòng khách lênh láng nước, bà Phạm Thị Hồng (76 tuổi, ở phường An Khánh) phải kê ván cho con heo và đàn chó ăn ngủ tạm.
Trong căn phòng khách lênh láng nước, bà Phạm Thị Hồng (76 tuổi, ở phường An Khánh) phải kê ván cho con heo và đàn chó ăn ngủ tạm.
Chiếc giường cao gần 2 m là nơi sinh hoạt tạm của bà Hồng trong lúc chờ nước rút.
Chị Nam Rốt (29 tuổi, quê Sóc Trăng) dặn dò hai con gái đi đứng cẩn thận trong căn nhà ngập nước. Chị cho biết ở nhà trọ tốn gần 1,7 triệu đồng một tháng, vợ chồng chị đang tính chuyển chỗ trọ mới để tránh ngập.
Chị Nam Rốt (29 tuổi, quê Sóc Trăng) dặn dò hai con gái đi đứng cẩn thận trong căn nhà ngập nước. Chị cho biết ở nhà trọ tốn gần 1,7 triệu đồng một tháng, vợ chồng chị đang tính chuyển chỗ trọ mới để tránh ngập.
"Nhà đã nhỏ lại ngập và muỗi. Có cái gác cũng không chứa hết bao nhiêu người nên gia đình tôi đóng cửa, ra đây ngủ tạm cho mát", chị Nam Rốt nói, trong lúc quây quần cùng người thân trên thảm cỏ ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Trận mưa tối 6/8 được ghi nhận là lớn nhất từ đầu năm đến nay ở TP HCM. Một số khu vực ở TP HCM có tổng lượng mưa lớn như Cát Lái (158 mm), Cần Giờ (126 mm), Hóc Môn (94,4 mm), Thủ Đức (105 mm)... Cơn mưa lớn khiến 38 tuyến đường ngập sâu, nhiều điểm ngập hơn 6 tiếng nước mới rút hết khiến cuộc sống người dân đảo lộn.
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, từ nay đến giữa tháng 8, TP HCM tiếp tục sẽ có mưa lớn.
"Nhà đã nhỏ lại ngập và muỗi. Có cái gác cũng không chứa hết bao nhiêu người nên gia đình tôi đóng cửa, ra đây ngủ tạm cho mát", chị Nam Rốt nói, trong lúc quây quần cùng người thân trên thảm cỏ ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Trận mưa tối 6/8 được ghi nhận là lớn nhất từ đầu năm đến nay ở TP HCM. Một số khu vực ở TP HCM có tổng lượng mưa lớn như Cát Lái (158 mm), Cần Giờ (126 mm), Hóc Môn (94,4 mm), Thủ Đức (105 mm)... Cơn mưa lớn khiến 38 tuyến đường ngập sâu, nhiều điểm ngập hơn 6 tiếng nước mới rút hết khiến cuộc sống người dân đảo lộn.
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, từ nay đến giữa tháng 8, TP HCM tiếp tục sẽ có mưa lớn.
Hữu Khoa