Tôi thấy không nên lấy đất đai làm thước đo về sự cố gắng giữa thế hệ này với thế hệ khác vì rất khập khiễng.
Một là, thời kỳ trước do hoàn cảnh khách quan, dân số Việt Nam ta còn thấp, mật độ dân cư chưa cao.
Hai là, ngoài lĩnh vực quốc doanh (doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã), không hề có doanh nghiệp tư nhân hay khối FDI. Vì thế, diện tích đất giành cho công nghiệp chưa nhiều, đất nông nghiệp và đất thổ cư vẫn rất rộng lớn.
Ba là, do khối FDI và DN tư nhân chưa hình thành nên mật độ tập trung dân ở thành phố lớn hay các khu công nghiệp chưa cao, vẫn chủ yếu làm nông và ở quê nên giá đất thành thị không đắt nhiều.
Bốn là, khi kinh tế càng phát triển, sự ganh đua của con người để có được suất đất thành thị làm chỗ ở, sinh hoạt và đầu tư càng lớn sẽ dẫn tới làm tăng giá bất động sản tại những khu vực phát triển kinh doanh lên cao hơn những chỗ khác... Điều đó đẩy giá đất càng về sau càng cao theo tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Năm là, thế hệ trước đất đai đối với họ không quá quan trọng vì vật chất họ thiếu thốn đủ đường (tivi, xe cộ, đồ gia dụng...) và thậm chí thước đo sự giàu có của họ là vật dụng chứ không phải đất đai.
Vậy nên, sinh ra ở thời đại nào hãy cố gắng hết khả năng tại thời đại đó. Mỗi thế hệ có những khó khăn của thời đại đó.
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.