Trong suốt hơn 20 năm làm việc, một điều tôi thấy chướng mắt là: một nhân viên làm việc năng động, thông minh được đề bạt lên một chức quản lý thì luôn xảy ra tình trạng: đến nước uống cũng phải có người rót, đi họp thì đi tay không, còn thư ký thì ôm một đống giấy tờ, và bàn làm việc của mình cũng cần người khác dọn cho sạch.
Và từ một người năng động, khỏe khoắn, khi ở vị trí quản lý, lãnh đạo thì bỗng dưng như trở thành người "thiểu năng", thậm chí ngay cả nhà vệ sinh cũng phải xây riêng.
Đó là lý do cấp dưới khinh thường, và như vậy nhân viên họ sẽ làm việc theo "tình huống". Luôn nhớ rằng "Không có nhân viên kém, chỉ có quản lý tồi mà thôi. Với tôi, đây là câu chuẩn nhất từ trong giảng đường đại học cho tới thật tế của cuộc sống.
Cấp trên phải luôn làm gương, thể hiện bản lĩnh bằng việc thu phục nhân tâm khiến cấp dưới kính nể.
Còn hiện nay, với cá nhân tôi và khoảng thời gian đi làm thực tế thì quản lý chỉ là "chỉ tay năm ngón" và đặc biệt, một sai lầm nghiêm trọng nhưng vẫn được tuân thủ "cấp trên luôn luôn đúng".
Biết trân trọng sự nỗ lực đóng góp của tất cả các thành viên trong một tổ chức, tập thể, biết quan sát và khám phá ra những điểm mạnh của từng thành viên mà giao việc và nghiên khắc với bất kỳ ai làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín của tập thể thì bạn - với vai trò lãnh đạo, quản lý - sẽ không cần phải lo: khi có bạn, họ làm việc tốt, khi không có bạn thì họ thờ ơ công việc.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.