Dự án sẽ khai thác Ilmenit, Zircon và Rutil, dùng làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến Rutil nhân tạo. Theo kế hoạch, nhà máy Rutil này cũng sẽ được xây dựng với vốn đầu tư 120 triệu USD, có công suất 20.000 tấn titan một năm.
Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang có mặt tại lễ khởi công cho biết, đây là nhà máy chế biến rutil nhân tạo có công suất và vốn đầu tư lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Xúc tiến kế hoạch khai thác quặng từ hai năm nay, nhưng đến cuối 2007 công trình này mới được Thủ tướng phê duyệt sau khi Chủ đầu tư trình phương án xử lý môi trường sau chế biến. Theo đó, Hợp Long cùng lúc khởi công dự án khai thác và chế biến quặng, cũng tiến hành xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp cùng sân golf 36 lỗ ngay trên nền mỏ đá vừa thi công xong.
![]() |
Chuẩn bị bấm nút khởi công dự án Titan. Ảnh: Đ.N. |
Ngành công nghiệp khoáng Titan - Zircon được tỉnh Bình Thuận quy hoạch phát triển đến năm 2020. Trong đó chú trọng chế biến sản phẩm có giá trị cao như: bột màu Dioxit Titan, Rutil nhân tạo, xỉ Titan, bột Zircon siêu mịn, men gốm sứ cao cấp...
Dự báo đến 2010, công nghiệp khoáng sản Titan - Zircon của Bình Thuận có thể đạt giá trị sản xuất hàng năm 275 tỷ đồng, 10 năm sau là 364 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu quặng cũng mang về dự kiến khoảng 55 triệu USD vào năm 2010 và 73 triệu USD đến 2020.
Việt Nam có trữ lượng cát đen (Titan) khoảng 34,5 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quảng Bình vào Bà Rịa Vũng Tàu. Tỉnh Bình Thuận có khoảng 1 triệu tấn.
Cát đen với thành phần hóa học chính là Ilmenit, Zircon, Rutil được dùng trong các ngành công nghiệp quan trọng như chế tạo máy bay, hàng không vũ trụ, đóng tàu, sản xuất que hàn, sơn…
Phan Anh