Mực ống khổng lồ (Mesonychoteuthis hamiltoni ) trước đây được coi là loài sinh vật biển chỉ xuất hiện trong truyền thuyết. Năm 2007, một con mực dài 10 m và nặng 450 kg mới được các ngư dân bắt được ở biển Ross gần Nam Cực. Sau khi được đưa về nghiên cứu tại New Zealand, các nhà khoa học phát hiện con mực khổng lồ có hệ tiêu hóa chạy xuyên qua trung tâm não bộ. Não của con mực khổng lồ có hình vành khuyên. Khi nuốt mồi, cuống họng đẩy thức ăn đi qua não, sau đó não sẽ trực tiếp hấp thu chất dinh dưỡng trước khi thức ăn được chuyển xuống dạ dày. Piranha là loài cá ăn thịt với bộ răng sắc nhọn và tập tính bơi thành đàn lớn cả trăm con, gần như không có đối thủ ở sông Amazon, Nam Mỹ. Để có thể chung sống hòa bình với loài cá hung dữ này, cá arapaima (hải tượng long) phải tự tạo cho mình một lớp vảy bảo vệ như một tấm áo giáp chắc chắn trước hàm răng của những con cá hung dữ. Da cá arapaima gồm hai lớp, lớp vỏ cứng bên ngoài được tạo thành bởi khoáng chất cứng và lớp bên trong mềm, có cấu trúc collagen đàn hồi. Khi bị tấn công, lớp bên trong có cấu trúc nhiều bậc thang sẽ uốn cong và lượn quanh nhau, tránh được những cú táp hung dữ của cá piranha. SAR11 là vi khuẩn có mặt ở khắp các đại dương trên trái đất. Kẻ thù của vi khuẩn SAR11 là virus pelagiphage, thường sinh sống ở bất kỳ kì nơi nào có vi khuẩn SAR11 xuất hiện và tiêu diệt hàng loạt các tế bào vi khuẩn này. Trước sự tấn công của virus pelagiphage, vi khuẩn SAR11 liên tục tiến hóa để duy trì nòi giống. Không chịu thua, phân họ virus pelagiphage luôn tiến hóa để săn đuổi những thế hệ mới của vi khuẩn SAR11. Cuộc chiến không ngừng giữa hai loài vi khuẩn khá phổ biến này chỉ được quan sát qua kính hiển vi. Cá da trơn có khoảng 100.000 gai vị giác trên khắp cơ thể. Cá càng lớn càng có nhiều gai vị giác, những con cá lớn nhất có thể có thể có hơn 175.000 gai vị giác. Cá da trơn sử dụng gai vị giác làm công cụ săn mồi bởi môi trường sống dưới đáy ao hồ đầy bùn đất khiến tầm nhìn của chúng bị hạn chế. Với các gai vị giác phân bố khắp cơ thể, cá da trơn có thể cảm nhận được con mồi từ cách xa nhiều mét. Dựa vào tín hiệu vị giác ở nơi nào trên cơ thể là mạnh nhất, chúng sẽ xoay người theo hướng đó để tiến về phía con mồi. Theo các nhà nghiên cứu, loài cá này có thể phát hiện con mồi thậm chí khi không có mắt. Cá heo sử dụng sóng siêu âm trong hầu hết mọi hoạt động như định hướng dưới nước, săn mồi, và giao tiếp với các con cá heo khác. Sóng siêu âm của cá heo được tạo ra bằng cách đẩy không khí qua một mạng lưới các tế bào nằm gần hai lỗ thoát khí của chúng. Phía dưới hàm cá heo có một túi mỡ có tác dụng tiếp nhận những sóng phản xạ trở lại và gửi tín hiệu lên não, cho ra hình ảnh của đại dương trước mặt chúng. Sóng âm của cá heo với tần số 40-130 kHz có khả năng truyền qua những vật thể mềm như da thịt của những con cá khác và phản xạ lại khi gặp xương cứng và sụn. Quan sát hành vi của cá heo, các nhà nghiên cứu nhận thấy cá heo có thể nhận biết khi nào một con cá mập đã ăn no, một con cá heo cái đang có mang và còn có thể tìm mồi ẩn nấp trong cát ở độ sâu một mét. >> Xem tiếp Hiếu Trần (Theo Listverse)Sứa 'bay' trong lòng đại dương Những sinh vật biển nhiều màu sắc