Biện pháp “Lồng ghép một số trò chơi và một số đồ chơi phục vụ âm nhạc để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi”

Cá nhân: Trần Thị Thu Hương

LĨNH VỰC

Mô tả sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm:

BIỆN PHÁP “Lồng ghép một số trò chơi và một số đồ chơi phục vụ âm nhạc để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi” I. Lý do chon biện pháp 1. Tình hình thực tế chất lượng giáo dục âm nhạc tại lớp 5T-E trường mầm non Liên Phương: Trong năm học 2022 - 2023 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5T-E, tại khu Văn Chỉ của trường. Với sĩ số là 30 học sinh đa số trẻ là các cháu nam, nhìn chung các cháu đều rất hiếu động, ham tìm tòi và khám phá. Tuy nhiên, trong tháng đầu tiên của năm học tôi nhận thấy, chất lượng giáo dục môn âm nhạc của lớp tôi khá kém. Đặc biệt là những tiết biểu diễn, các cháu tham gia chưa được sôi nổi, đa số các cháu chưa mạnh dạn, sáng tạo trong cách thể hiện vận động, cách thể hiện tình cảm qua bài hát, cách hưởng ứng theo giai điệu bài hát với cô và các bạn. Trẻ tham gia vận động thiếu tự tin, chưa hào hứng. Hơn nữa, các tiết giáo dục âm nhạc trên lớp thường được tổ chức đơn điệu, thiếu tính sáng tạo, đồ dùng, đồ chơi còn thiếu, không hấp dẫn và không lôi cuốn trẻ tham gia vào giờ học dẫn đến kết quả đạt được với tiết giáo dục âm nhạc không cao. Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động Trẻ hát hay, múa dẻo Trẻ thích thể hiện bản thân Số trẻ đạt Tỉ lệ Số trẻ đạt Tỉ lệ Số trẻ đạt Tỉ lệ 18/30 60% 14/30 46,66% 15/30 50% Khảo sát đầu năm Chính vì vậy mà tôi không ngừng tìm tòi các biện pháp mới nhằm đưa chất lượng giáo dục âm nhạc của lớp tôi được nâng cao và trong hội thi hôm nay tôi xin được trao đổi biện pháp đó là biện pháp “Lồng ghép một số trò chơi và một số đồ chơi phục vụ âm nhạc để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi” 2. Vai trò của biện pháp: Ở lứa tuổi mầm non trẻ học qua chơi, thông qua các trò chơi trẻ có thể tiếp thu một cách tốt nhất những gì mà cô muốn truyền đạt. Thông qua trò chơi trẻ sẽ tiếp cận bài học một cách nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, bớt áp lực hơn. Hơn nữa, thông qua các trò chơi sẽ giúp trẻ luyện tai nghe, củng cố ca hát,… từ đó sẽ giúp trẻ phát triển năng khiếu, khả năng biểu diễn, sự nhanh nhẹn, tự tin khi biểu diễn. Mỗi loại trò chơi, đồ chơi đều có ý nghĩa và vai trò riêng của nó. Có những trò chơi, đồ chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có phản xạ nhanh, nhạy có tác dụng củng cố và tiếp thu tốt nhất những kiến thức đã học. Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi và sử dụng những đồ chơi phù hợp là một biện pháp hữu hiệu nhất để tiếp thu và củng cố bài học, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Trẻ tham gia hào hứng, sôi nổi trong tiết âm nhạc II. Nội dung biện pháp: 1. Trò chơi, đồ chơi giúp trẻ luyện tai nghe âm nhạc và phản xạ nhanh * Trò chơi “nghe nhạc, nhảy vào vòng” Chuẩn bị: Vòng tròn được gắn chắc trên sàn nhà, sắc xô, nhạc các bài hát sử dụng trong bài. Cách chơi: Trên sàn lớp cô chuẩn bị các vòng tròn. Số trẻ tham gia chơi nhiều hơn số vòng. Ví dụ: 3 vòng 5 trẻ, hoặc 4 vòng 5 trẻ. Trẻ nghe cô hát (hát cùng cô) và đi xung quanh chỗ để vòng: Cô sử dụng sắc xô làm tín hiệu. Khi cô vỗ sắc xô to và dồn dập trẻ phải tìm nhanh vòng cho mình. Luật chơi: Mỗi vòng 1 bạn, bạn nào không chiếm được vòng là thua phải nhảy lò cò. Trong khi bạn nhảy lò cò, cả lớp hát phụ họa một bài… Đồ chơi: Thay vì các cô sử dụng vòng hoặc phấn vẽ vòng trên sàn thì các cô có thể sử dụng dây thép mỏng uống cong và cố định lại sau đó dùng dây kim tuyến gắn xung quanh vòng để cho chiếc vòng thêm đẹp và lung linh hơn, hấp dẫn trẻ hơn và khi cố định trên sàn sẽ dễ dàng hơn. Trẻ hứng thú tham gia vào chơi 2. Trò chơi giúp trẻ phát triển tư duy và ghi nhớ âm nhạc a. Trò chơi “Nghe thấu hát tài” Chuẩn bị: Một số câu hát trong các bài hát của chủ đề mà trẻ đã thuộc. Cách chơi: Thành viên thứ nhất của 2 đội được đeo tai phone có chứa câu hát giống nhau. Sau đó 2 trẻ có trách nhiệm chạy về đội của mình và hát thầm lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 hát thầm vào tai cho bạn thứ 3,...Và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của đội, trẻ cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Luật chơi: Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc. Đồ chơi: Thay vì cô gọi trẻ lên để hát nhỏ cho trẻ nghe câu hát thì tôi sẽ sử dụng 1 đồ vật rất quen thuộc với chúng ta đó là tai nghe smartphone để cho trẻ nghe câu hát đó. Sử dụng tai nghe thay thế sẽ tạo cho trẻ sự hứng khởi và tránh nhàm chán ở trẻ. Trẻ hứng thú tham gia chơi b. trò chơi “vòng quay kỳ diệu” Chuẩn bị: Một vòng quay tròn có chưa các hình ảnh liên quan đến chủ đề. Nhạc các bài hát sử dụng trong bài. Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, từng đội 1 sẽ lên quay vòng quay. Trên vòng quay sẽ gắn những hình ảnh liên quan đến chủ đề đang thực hiện, vòng quay dừng và kim chỉ vào hình ảnh nào, đội đó sẽ phải thể hiện bài hát về hình ảnh đó và nếu như đội đó không có đáp án thì lượt chơi sẽ nhường cho đội khác. Luật chơi: Đội nào hát đúng chủ đề bức tranh sẽ là đội dành chiến thắng. Đồ chơi: Dùng chiếc vòng quay sau đó dung dây thép lông để chia ô để nổi bật. Trẻ hào hứng tham gia chơi 3. Trò chơi phát triển khả năng sáng tạo và năng khiếu âm nhạc của trẻ. *. trò chơi “khiêu vũ với bóng” Chuẩn bị: Bóng, nhạc,.. Cách chơi: Cô chia 2 trẻ thành 1 cặp, lấy bụng ép và giữ bóng, tay hai bạn trong 1 cặp nắm vào nhau giống như khiêu vũ, quy định của trò chơi là không được dùng tay giữ bóng. Cô giáo ghép bài nhạc chậm, nhanh, bình thương, chậm, nhanh,…yêu cầu trẻ nghe nhạc và khiêu vũ theo nhịp của nhạc mà không được làm bóng rớt. Cặp nào rớt bóng sẽ bị loại. Để trò chơi thêm hứng thú các cô cỏ thể chuẩn bị thêm những món quà nhỏ xinh dành cho cặp đôi chiến thắng. III. Kết quả thực hiện * Đối với giáo viên: Sau khi áp dụng biện pháp giờ học do tôi tổ chức đạt kết quả cao hơn. Tôi có nhiều kinh nghiệm hơn khi tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi âm nhạc và kiến thức tôi truyền đạt đến trẻ được nhiều hơn. * Đối với trẻ: Qua một thời gian nghiên cứu và áp dụng biện pháp vào kế hoạch giảng dạy của lớp tôi, kết quả cho thấy chất lượng giáo dục âm nhạc của lớp nâng cao rõ rệt. Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động Trẻ hát hay, múa dẻo Trẻ thích thể hiện bản thân Trước khi áp dụng Số trẻ đạt 18/30 14/30 15/30 Tỉ lệ 60% 46,66% 50% Sau khi áp dụng Số trẻ đạt 30/30 25/30 28/30 Tỉ lệ 100% 83,33% 93,33% Bảng so sánh kết quả sau 6 tháng áp dụng Sau khi áp dụng phương pháp vào trong bài dạy tôi nhận thấy trẻ trong lớp tham gia giờ học rất sôi nổi và hứng thú. Trẻ nhanh hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi tham gia vào hoạt động. Trẻ tiếp cận bài học một cách nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, bớt áp lực hơn. Đặc biệt thông qua các trò chơi với những đồ chơi hấp dẫn cuốn hút trẻ vào tham gia chơi giúp trẻ luyện tai nghe, củng cố ca hát,… trẻ phát triển năng khiếu, khả năng biểu diễn, sự nhanh nhẹn và tự tin khi biểu diễn. IV. Kết luận Sau khi thực hiện các biện pháp trên tại nhóm lớp mình, tôi thấy giờ học âm nhạc đạt kết quả tốt hơn, giờ học sinh động thoải mái, trẻ hứng thú học và tích cực tham gia vào các hoạt động. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn, linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Trên đây là biện pháp mà tôi đã thực hiện và đã gặt hái được một số thành công. Nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong sự đóng góp ý kiến của BGK, các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn cho những lần sau và cho quá trình giảng dạy sau này.

Tính năng cơ bản:

* Đối với giáo viên: Sau khi áp dụng biện pháp giờ học do tôi tổ chức đạt kết quả cao hơn. Tôi có nhiều kinh nghiệm hơn khi tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi âm nhạc và kiến thức tôi truyền đạt đến trẻ được nhiều hơn. * Đối với trẻ: Qua một thời gian nghiên cứu và áp dụng biện pháp vào kế hoạch giảng dạy của lớp tôi, kết quả cho thấy chất lượng giáo dục âm nhạc của lớp nâng cao rõ rệt. Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động Trẻ hát hay, múa dẻo Trẻ thích thể hiện bản thân Trước khi áp dụng Số trẻ đạt 18/30 14/30 15/30 Tỉ lệ 60% 46,66% 50% Sau khi áp dụng Số trẻ đạt 30/30 25/30 28/30 Tỉ lệ 100% 83,33% 93,33% Bảng so sánh kết quả sau 6 tháng áp dụng Sau khi áp dụng phương pháp vào trong bài dạy tôi nhận thấy trẻ trong lớp tham gia giờ học rất sôi nổi và hứng thú. Trẻ nhanh hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi tham gia vào hoạt động. Trẻ tiếp cận bài học một cách nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, bớt áp lực hơn. Đặc biệt thông qua các trò chơi với những đồ chơi hấp dẫn cuốn hút trẻ vào tham gia chơi giúp trẻ luyện tai nghe, củng cố ca hát,… trẻ phát triển năng khiếu, khả năng biểu diễn, sự nhanh nhẹn và tự tin khi biểu diễn.

Xuất xứ sản phẩm:

Trường Mầm non Liên Phương

Mô tả cơ bản:

Ở lứa tuổi mầm non trẻ học qua chơi, thông qua các trò chơi trẻ có thể tiếp thu một cách tốt nhất những gì mà cô muốn truyền đạt. Thông qua trò chơi trẻ sẽ tiếp cận bài học một cách nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, bớt áp lực h

Ở lứa tuổi mầm non trẻ học qua chơi, thông qua các trò chơi trẻ có thể tiếp thu một cách tốt nhất những gì mà cô muốn truyền đạt. Thông qua trò chơi trẻ sẽ tiếp cận bài học một cách nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, bớt áp lực hơn. Hơn nữa, thông qua các trò chơi sẽ giúp trẻ luyện tai nghe, củng cố ca hát,… từ đó sẽ giúp trẻ phát triển năng khiếu, khả năng biểu diễn, sự nhanh nhẹn, tự tin khi biểu diễn.

Mỗi loại trò chơi, đồ chơi đều có ý nghĩa và vai trò riêng của nó. Có những trò chơi, đồ chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có phản xạ nhanh, nhạy có tác dụng củng cố và tiếp thu tốt nhất những kiến thức đã học.

Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi và sử dụng những đồ chơi phù hợp là một biện pháp hữu hiệu nhất để tiếp thu và củng cố bài học, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái.

Hơn nữa, thông qua các trò chơi sẽ giúp trẻ luyện tai nghe, củng cố ca hát,… từ đó sẽ giúp trẻ phát triển năng khiếu, khả năng biểu diễn, sự nhanh nhẹn, tự tin khi biểu diễn.

Mỗi loại trò chơi, đồ chơi đều có ý nghĩa và vai trò riêng của nó. Có những trò chơi, đồ chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có phản xạ nhanh, nhạy có tác dụng củng cố và tiếp thu tốt nhất những kiến thức đã học.

Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi và sử dụng những đồ chơi phù hợp là một biện pháp hữu hiệu nhất để tiếp thu và củng cố bài học, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái.

Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:

- Lớp học rộng rãi
- Đồ dùng phù hợp.

Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian: 6 tháng

Số người tham gia làm: 1

Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: 6 tháng

Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:

Giáo dục

Tiêu chí tự đánh giá sản phẩm ý tưởng dự thi

Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:

Tôi thấy giờ học âm nhạc đạt kết quả tốt hơn, giờ học sinh động thoải mái, trẻ hứng thú học và tích cực tham gia vào các hoạt động. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn, linh hoạt và nhanh nhẹn hơn.

Tính ứng dụng:

- Có thể áp dụng cho các độ tuổi. Tuy nhiên với mỗi một độ tuổi cần chọn những nội dung phù hợp.

Tính hiệu quả:

Cô và trẻ sẽ năng động hơn trong giờ học, trẻ hào hứng hơn

Tiềm năng phát triển:

Biện pháp có thể áp dụng rộng rãi tới tất cả các lứa tuổi