1. Linh dương Dorcas Để thích ứng với đặc điểm môi trường khắc nghiệt của vùng Trung Đông và Bắc Phi, linh dương Dorcas dần tiến hóa trở thành loài không cần uống nước. Thay vào đó, các con linh dương tồn tại nhờ vào quá trình hyđrat hoá khi ăn thực vật, cây cỏ. Linh dương Dorcas có thể giữ lượng nước cho cơ thể bằng cách tập trung axit uric và hạn chế đi tiểu. 2. Chim mỏ chéo Thức ăn chủ yếu của của chim mỏ chéo là quả thông. Mỏ của chúng tiến hóa thành hình dạng đan chéo nhau, nhằm giúp chúng dễ dàng tách mở lấy hạt thông hơn so với chiếc mỏ chim bình thường. Lưỡi của chim mỏ chéo cũng có thể ép chặt vào giữa khoảng trống do mỏ chim tạo ra để lấy hạt bên trong quả thông. 3. Tre Chu kỳ sinh trưởng của các cây tre ở Trung Quốc trung bình khoảng 120 năm một năm. Các nhà khoa học cho rằng loài cây này tiến hóa khả năng phát triển này để các loài động vật không thể ăn hết hạt của chúng. Tuy nhiên, việc phát tán hạt cùng một lúc có thể làm cho các cây già có xu hướng chết do xuất hiện quá nhiều cây non. 4. Ếch vàng Panama Ếch vàng Panama chủ yếu cư trú gần các dòng sông chảy xiết và thác nước rất ồn trong các khu rừng nhiệt đới. Do sống trong môi trường có tiếng động lớn, loài ếch vàng tiến hóa khả năng giao tiếp bằng các tín hiệu riêng. Một hình thức ra tín hiệu của chúng thường là vẫy chân trước để báo tín hiệu cho kẻ thù hoặc bạn tình tiềm năng. 5. Cá bụng đầu Cửu Long Cá bụng đầu Cửu Long là loài cá mặt nước khá hiếm sống tại khu vực sông Mekong ở Đông Nam Á, được tìm thấy ở Việt Nam năm 2009 và công bố loài mới năm 2012. Đây là một trong số ít các loài các có quá trình thụ tinh diễn ra bên trong cơ thể của cá cái. Để quá trình giao phối diễn ra dễ dàng hơn, con đực tiến hóa cơ quan giao phối kéo dài từ phần đầu, quay ngược về phía sau giống như một cái móc để bám vào con cái trong quá trình giao phối. Trong khi đó, bộ phận sinh dục của cá cái nằm ở bên trong miệng của chúng. >> Xem tiếp Nguyên Trường (Theo Listverse)Nghệ thuật ẩn mình của động vật Những loài động vật dễ bị nhầm lẫn