![Ảnh Ngọc CHâu - 5](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2022/03/20/phan-ke-an-2079-1647784922.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=fokdbiekrFhM8yjrMeSxdw)
Sự kiện diễn ra từ ngày 13/3 đến 16/4 ở Viện Pháp tại Hà Nội, trưng bày loạt tác phẩm chưa từng công bố của họa sĩ, gồm: tranh vẽ dở, ký họa vui chân dung bạn bè là văn nghệ sĩ, chính trị gia, ký họa thời học tại Viện hàn lâm Mỹ thuật Repin... được gia đình lưu giữ.
Giám tuyển Vũ Đỗ cho biết: "Những bức vẽ giúp bóc tách sự nghiệp, quá trình và triết lý sáng tác của họa sĩ, đồng thời gợi sự đồng điệu giữa các nghệ sĩ. Vì vậy, chúng tôi đặt tên triển lãm là 'Kho tàng ẩn giấu'".
Họa sĩ Phan Kế An (1923-2018), từng theo học Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông là người đầu tiên ký họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do cố Tổng Bí thư Trường Chinh giao nhiệm vụ năm 1948.
Trong thời gian này ông sáng tác hơn 20 bức tranh về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hầu hết văn nghệ sĩ lớn của Việt Nam đều được Phan Kế An ký họa. Ông còn nổi tiếng trong thể loại tranh châm biếm. Lấy bút danh Phan Kích, họa sĩ sáng tác nhiều bức tranh với nội dung đả kích thói hư, tật xấu một thời trong xã hội. Năm 2001, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật. Bức "Gác chuông" - vẽ chùa Trăm Gian - và bức "Bụi nứa miền xuôi" của ông được trưng bày tại Bảo tàng Ermitazh, Bảo tàng Phương Đông ở Nga.
![Chị Phan Mai Thanh Thúy - con gái họa sĩ - cho biết dù sở hữu kho tàng tác phẩm đồ sộ, bố chị chưa từng thực hiện triển lãm cá nhân. Hầu như tranh của bố tôi cứ vẽ xong là có người tới lấy. Vì vậy mỗi khi ông muốn đưa một, hai bức tham gia triển lãm chung với đồng nghiệp đều phải đi mượn lại từ người đã mua. Phần nữa do gia đình trước kia không đủ điều kiện tổ chức sự kiện riêng cho ông, chị nói. Sau khi họa sĩ qua đời năm 2018, giám tuyển Vũ Đỗ - người bạn của gia đình - đưa ra ý tưởng giới thiệu những bức tranh còn lại của ông đến công chúng.](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2022/03/20/phan-ke-an-3-9588-1647784922.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=CSqfaJnjMBM_B4gJIgVaRQ)
Họa sĩ là một trong những hội viên đầu tiên của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông Vi Kiến Thành - Nguyên Cục trưởng Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - từng nhận xét Phan Kế An là họa sĩ có sức ảnh hưởng lớn tới đời sống Mỹ thuật Việt Nam".
Hoạ sĩ sáng tác ở đa dạng thể loại, chất liệu như sơn mài, sơn dầu, lụa, khắc gỗ. Tranh của ông đặc trưng của phong cách hiện thực với các đề tài như lãnh tụ, kháng chiến, con người, đời sống dân tộc miền núi, trung du.
Bà Phan Mai Thanh Thúy - con gái họa sĩ - cho biết dù sở hữu kho tàng tác phẩm đồ sộ, bố bà chưa từng thực hiện triển lãm cá nhân. "Hầu như tranh của bố tôi cứ vẽ xong là có người tới lấy. Vì vậy mỗi khi ông muốn đưa một, hai bức tham gia triển lãm chung với đồng nghiệp đều phải đi mượn lại từ người đã mua. Phần nữa do gia đình trước kia không đủ điều kiện tổ chức sự kiện riêng cho ông", con gái họa sĩ nói. Sau khi họa sĩ qua đời năm 2018, giám tuyển Vũ Đỗ - người bạn của gia đình - đưa ra ý tưởng giới thiệu những bức tranh còn lại của ông đến công chúng.
![Bức Thiếu nữ bên hoa sen, kích thước 39x54 cm. Tranh sơn mài chưa hoàn thiện, thể hiện ở đường nét chì trên váy chuẩn bị cho một lớp màu mới. Tác phẩm mang đậm phong cách tả thực của phương Tây - được cho là ảnh hưởng trong quá trình học tập tại Viện Hàn lâm Mỹ thuật Repin, Nga (1960-1963).](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2022/03/20/phan-le-an-1-5680-1647784922.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=rX-51vYQT-ASE6rqtvG0pQ)
Bức "Thiếu nữ bên hoa sen", kích thước 39 cm x 54 cm. Tranh sơn mài chưa hoàn thiện, thể hiện ở đường nét chì trên áo chuẩn bị cho một lớp màu mới. Tác phẩm mang đậm phong cách tả thực của phương Tây - được cho là ảnh hưởng trong quá trình học tập tại Viện Hàn lâm Mỹ thuật Repin, Nga (1960-1963).
![Bức Trận chiến đình Mông Phụ, chất liệu sơn dầu trên toan, kích thước 39,5x28,5 cm. Tác phẩm chưa hoàn thiện, nhiều hình ảnh chỉ được vẽ lớp mỏng đầu tiên. Tranh khắc họa trận chiến tại đình Mông Phụ, Đường Lâm - quê hương họa sĩ. Theo giám tuyển Vũ Đỗ, là phóng viên ký họa chiến trường, họa sĩ sử dụng những kiến thức về phối cảnh để tái hiện trận chiến ác liệt và không gian bề thế của ngôi đình.](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2022/03/20/phan-ke-an-1-6892-1647784922.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=zUwEOT-JQiIOb5JTvFxcSQ)
Bức "Trận chiến đình Mông Phụ", chất liệu sơn dầu trên toan, kích thước 39,5x28,5 cm. Tác phẩm chưa hoàn thiện, nhiều hình ảnh chỉ được vẽ lớp mỏng đầu tiên. Tranh khắc họa trận chiến tại đình Mông Phụ, Đường Lâm - quê hương họa sĩ. Theo giám tuyển Vũ Đỗ, là phóng viên ký họa chiến trường, họa sĩ sử dụng những kiến thức về phối cảnh để tái hiện trận chiến ác liệt và không gian bề thế của ngôi đình.
![Tranh lụa Hoa phượng. Vũ Đỗ cho biết một số tranh chưa hoàn thiện nhưng có giá trị về mặt nghệ thuật, cho thấy sự sáng tạo và thể nghiệm không ngừng của họa sĩ. Những tác phẩm phản ánh quá trình làm việc, trăn trở, suy nghĩ, thậm chí thất vọng trong sự nghiệp của họa sĩ. Chúng cũng hé lộ nhiều manh mối, câu chuyện về cuộc đời ông. Dù dang dở, tất cả vẫn có giá trị về nghệ thuật với sức rung cảm và gây ấn tượng mạnh mẽ, Vũ Đỗ nói.](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2022/03/20/phan-ke-an-6-5601-1647784922.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=riW8vI80TWPm7_LT1EJ7jw)
Tranh lụa "Hoa phượng". Vũ Đỗ cho biết một số tranh chưa hoàn thiện nhưng có giá trị về mặt nghệ thuật, cho thấy sự sáng tạo và thể nghiệm không ngừng của họa sĩ. "Những tác phẩm phản ánh quá trình làm việc, trăn trở, suy nghĩ, thậm chí thất vọng trong sự nghiệp của họa sĩ. Chúng cũng hé lộ nhiều manh mối, câu chuyện về cuộc đời ông. Dù dang dở, tất cả vẫn có giá trị về nghệ thuật với sức rung cảm và gây ấn tượng mạnh", Vũ Đỗ nói.
![Ký họa vui. Hàng trên: Tố Hữu (1947), Thế Lữ (1970), Trần Văn Giàu (1948), khuyết danhHàng dưới: Trần Văn Cẩn, Trường Chinh (1947), Chu Bá Phượng (Bắc Kạn 1947, Trúc Vi Nam (1947).](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2022/03/20/phan-ke-an-10-1314-1647784922.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ggTOhovSsXG3anJtLqicug)
Tập tranh "Ký họa vui". Từ trái qua, hàng trên: Tố Hữu (1947), Thế Lữ (1970), Trần Văn Giàu (1948), khuyết danh. Hàng dưới: Trần Văn Cẩn, Trường Chinh (1947), Chu Bá Phượng (Bắc Kạn 1947), Trúc Vi Nam (1947). Tranh cho thấy góc nhìn gần gũi về đời tư và những mối quan hệ bạn bè của Phan Kế An. Ghi chú tại triển lãm viết: "Đôi khi đó là bức vẽ trên một tờ giấy đánh máy, công văn hay giấy bồi tự làm. Hình ảnh các văn nghệ sĩ, đồng đội, đồng chí được thể hiện một cách chân thực, dí dỏm như cách họa sĩ đặt tên cho tập tranh".
![Từ trái qua, hàng trên: nhà văn Nguyễn Công Hoan (1948), nhà thơ Phan Khôi (1952), khuyết danh, nhà cách mạng Vũ Quốc Uy (1947). Hàng dưới: nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1947), khuyết danh, nhà cách mạng Trần Đăng Ninh (1949), nhà văn Nguyên Hồng (1948), nhạc sĩ Văn Cao (1947).Vũ Đỗ cho biết tranh của họa sĩ được cất trong hộp carton hoặc bọc trong nhiều lớp giấy báo. Một số bức bị đinh của khung gỗ chọc vào mặt tranh, khung cong vênh, tranh lụa hút hơi ẩm nên bị co rút... Giám tuyển cùng êkíp tốn nhiều thời gian để xử lý, bảo quản tác phẩm.](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2022/03/20/phan-ke-an-2-2170-1647784922.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_nSp47YNMYu3PR8Cptdshw)
Từ trái qua, hàng trên: nhà văn Nguyễn Công Hoan (1948), nhà thơ Phan Khôi (1952), khuyết danh, nhà cách mạng Vũ Quốc Uy (1947). Hàng dưới: nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1947), khuyết danh, nhà cách mạng Trần Đăng Ninh (1949), nhà văn Nguyên Hồng (1948), nhạc sĩ Văn Cao (1947).
Vũ Đỗ cho biết tranh của họa sĩ được cất trong hộp carton hoặc bọc trong nhiều lớp giấy báo. Một số bức bị đinh của khung gỗ chọc vào mặt tranh, khung cong vênh, tranh lụa hút hơi ẩm nên bị co rút... Giám tuyển cùng êkíp tốn nhiều thời gian để xử lý, bảo quản tác phẩm.
![Từ trái qua: ký họa Người phụ nữ Nga, Người phụ nữ Nga, Người đàn ông Nga. Ba tác phẩm được thực hiện trong thời gian họa sĩ theo học tại Viện Hàn lâm Mỹ thuật Repin.](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2022/03/20/phan-ke-an-1-9920-1647784922.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Fws4NQV5pzLcsX0CsTIVaQ)
Từ trái qua: ký họa Người phụ nữ Nga, Người phụ nữ Nga, Người đàn ông Nga. Ba tác phẩm được thực hiện trong thời gian họa sĩ theo học tại Viện Hàn lâm Mỹ thuật Repin.
![Loạt ký họa khỏa thân, chất liệu than, sanguine (phấn có màu nâu đỏ) trên giấy. Họa sĩ có niềm đam mê đặc biệt với y học và giải phẫu học. Ngay từ năm đầu học tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông đã học môn giải phẫu cơ thể, từng vào nhà xác bệnh viện để thực hành nên có kỹ thuật vẽ chính xác, chắc tay.Họa sĩ Phan Kế An (1923 - 2018), từng theo học Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông là người đầu tiên được ký họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do cố Tổng Bí thư Trường Chinh giao nhiệm vụ năm 1948. Trong thời gian này ông đã sáng tác hơn 20 bức tranh về Hồ Chủ tịch. Hầu hết văn nghệ sĩ lớn của Việt Nam đều được Phan Kế An ký họa. Ông còn nổi tiếng trong thể loại tranh châm biếm. Lấy bút danh Phan Kích, họa sĩ sáng tác nhiều bức tranh với nội dung đả kích thói hư, tật xấu trong xã hội Việt Nam. Năm 2001, ông được trao Giải thưởng nhà nước về văn học và nghệ thuật.](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2022/03/20/phan-ke-an-8-6929-1647784922.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-b8C426PNxIoXLaa4DvE0Q)
Loạt ký họa khỏa thân, chất liệu than, sanguine (phấn có màu nâu đỏ) trên giấy. Họa sĩ có niềm đam mê đặc biệt với y học và giải phẫu học. Ngay từ năm đầu học tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông đã học môn giải phẫu cơ thể, từng vào nhà xác bệnh viện để thực hành nên có kỹ thuật vẽ chính xác, chắc tay.
Hiểu Nhân (ảnh: Giang Huy)