Các ngân hàng có thị phần lớn về thẻ trên thị trường thông báo sẽ tăng phí ATM nội mạng từ 1.100 đồng lên 1.650 đồng (đã gồm thuế VAT) từ ngày 15/7. Tuy nhiên sau đó Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản "tuýt còi" với các ngân hàng này trong việc thu phí ATM.
Cách đây đúng hai tháng, các ngân hàng trên cũng đã bắt tay nhau đòi tăng phí. Lý do tăng phí ATM được các nhà băng đưa ra là để bù đắp chi phí lỗ lớn cho mảng ATM, theo tính toán ở mức 7.000 - 10.000 mỗi giao dịch (chưa gồm chi phí bảo trì, bảo dưỡng), và cũng bị Ngân hàng Nhà nước "tuýt còi".
Lý do các ngân hàng quyết định tăng phí ATM là bỏ phải bỏ ra số tiền lớn để bù đắp cho mảng ATM, một ngân hàng cho biết chi phí cho một giao dịch tại ATM mà họ phải chi trả (gồm cả chi phí bảo trì, bảo dưỡng) từ 7.000 đồng đến 10.000 đồng.
(Xem thêm: Ngân hàng chỉ nên tính phí rút tiền ATM ngoài giờ)
Lý do người dùng thẻ phản ứng là: tôi để tiền nhàn rỗi trong tài khoản, giúp ngân hàng có tiền để kinh doanh sao lại thu phí khi tôi rút tiền của mình? Hoặc năm nào các ngân hàng cũng công bố lãi nghìn tỷ, sao lại than lỗ?
Rồi thì lương công nhân đã bèo bọt, họ giật gấu vá vai để sinh sống hàng tháng, nay lại tăng phí ATM sao họ chịu nổi? Rồi mỗi lần rút các trụ ATM đều hết tiền hoặc bị lỗi, phải đi nhiều nơi mới rút được, dịch vụ tệ sao lại đòi tăng phí? Hơn hết, lâu lâu lại có người bị mất tiền trong tài khoản một cách vô lý làm người sử dụng không an tâm.
Tôi nghĩ vài tháng nữa thì các ngân hàng lại tiếp tục "đòi" tăng phí, người dùng thẻ lại phản ứng và Ngân hàng Nhà nước lại "tuýt còi", như một vòng luẩn quẩn nếu không nếu đôi bên không được tiếng nói chung.
Để có được điều này, tôi nghĩ cần sự minh bạch. Các ngân hàng cần phải chứng minh rõ ràng là họ lỗ bao nhiêu từ mảng ATM chứ không thể nói suông được. Tiếp đến phải cải thiện dịch vụ ATM, đầu tư lại các trụ ATM để cho người dùng thẻ thấy được số tiền phí họ bỏ ra là xứng đáng.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.
Trần Long Hải