Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM, nhu cầu nhân lực trung cao cấp ngành Tài chính kế toán của Việt Nam ngày càng tăng nhanh, ước tính cần tới 130.000 người vào năm 2020. Còn theo thống kê của ACCA (Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc) Việt Nam, số lượng hội viên ACCA ở Việt Nam hiện nay chỉ đạt khoảng 800 người, rất thấp so với Singapore (8.000), Malaysia (11.000), Hồng Kông (18.000).
Trong số hội viên ACCA ở Việt Nam, 4,12% hội viên đang giữ cương vị tổng giám đốc, 31% hội viên là giám đốc tài chính/giám đốc khối quản trị rủi ro, khoảng 25,6% hội viên ở cấp trưởng phòng. Số còn lại đều là những chuyên viên cấp cao ở các ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty kiểm toán nhóm Big4, công ty lớn của Việt Nam và tập đoàn đa quốc gia.
Để giải tỏa cơn khát từ doanh nghiệp, không riêng các công ty săn đầu người mà cả những tổ chức nghề nghiệp như ACCA cũng đã vào cuộc. Dù vậy, theo khảo sát từ Navigos Search, vẫn có tới 41% doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cho biết họ không thể tìm đủ nhân sự cấp trung - cao cấp người Việt cho công ty.
Bên cạnh đó, nhân sự Tài chính – Kế toán người Việt cũng gặp nhiều hạn chế để gia nhập sân chơi toàn cầu. Trong khi tiếng Anh đã trở thành một trong 3 tiêu chí hàng đầu trong tuyển dụng nhân sự cao cấp, thì báo cáo của Navigos Search chỉ ra rằng có tới 31% nhân sự được phỏng vấn ở Việt Nam cho biết gặp trở ngại về tiếng Anh (so với con số này ở Singapore là 2%). Theo các báo cáo, nhân sự Việt Nam cũng được nhận định là thiếu cạnh tranh hơn về khả năng xử lý các tình huống khẩn cấp, tư duy toàn cầu, tầm nhìn chiến lược, trong khi đây lại là những yêu cầu cấp thiết cho những vị trí lãnh đạo cấp cao.
Việt Nam cần chuẩn bị, tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và khu vực, để xác định nhiệm vụ, tìm ra cách làm tốt nhất cho Việt Nam, phát triển kế toán và kiểm toán Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu mới của nền kinh tế. Ngành Kế toán Kiểm toán Việt Nam cần đổi mới hệ thống chuẩn mực, phương pháp nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, phục vụ việc thu hút vốn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đào tạo nguồn nhân lực cao cấp, có năng lực cạnh tranh và làm việc được trong môi trường quốc tế là giải pháp dài hơi và cấp thiết để giải bài toán khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp ngành Kế toán – Tài chính ở Việt Nam. Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Đỗ Phương Huyền – Phó Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học Xã hội, Kinh tế và Quản lý – Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: "Trong bối cảnh vừa thừa vừa thiếu nhân lực ngành Tài chính – Kế toán, sinh viên và phụ huynh cần sáng suốt lựa chọn những cơ sở đào tạo uy tín mà ở đó các em được tiếp xúc và làm việc một cách chuyên nghiệp trong môi trường quốc tế. Nếu làm được như vậy, các em như có trong tay tấm vé thông hành để tự tin bước vào thị trường lao động phân khúc cao cấp".
Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong số ít cơ sở đào tạo chương trình cử nhân Kế toán – Tài chính liên kết với Trường Đại học East London (Vương quốc Anh). Sinh viên tốt nghiệp được nhận bằng do Trường Đại học East London (thuộc top 600 trên thế giới) cấp bằng, được Cục Khảo thí – Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận. Đặc biệt, sinh viên tốt nghiệp được miễn 9/14 môn thi cơ sở để lấy chứng chỉ ACCA. Sinh viên được học tập và rèn luyện trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, cùng nhiều cơ hội nhận học bổng với tổng giá trị lớn tới 4 tỷ đồng một năm.
Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong các đơn vị đào tạo mới, đi đầu khu vực Đông Nam Á. Khoa ngày càng được biết đến rộng rãi, cả trong nước lẫn quốc tế bởi chất lượng dạy học và nghiên cứu ở mức tốt. Các bài giảng và đề cương môn học đều tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế, nhằm thúc đẩy và phát triển các phương pháp sư phạm hiệu quả, lấy sinh viên làm trung tâm.
Khoa Quốc tế đã tạo dựng được một môi trường thân thiện và cởi mở, các giảng viên nhiệt tình hỗ trợ sinh viên trong học tập. Sinh viên Khoa Quốc tế, do đó, được trải nghiệm học tập trong một môi trường đặc biệt để trưởng thành và chuẩn bị sẵn sàng hội nhập với thế giới", Giáo sư, Tiến sĩ Sabri Boubaker, Giảng viên Khoa Kế toán, Tài chính và Luật, Champagne School of Management Groupe ESC Troyes (Cộng hòa Pháp), Giảng viên chương trình Thu hút học giả thế giới của Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết.
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả học THPT nộp hồ sơ, học bạ và lệ phí xét tuyển trực tiếp tại Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội theo địa chỉ sau:
Nhà G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội hoặc Phòng 306, Nhà C, Làng Sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 024. 3555 3555 Hotline: 0989106633 (cô Huyền)
Đặc biệt, từ ngày 26/8 đến ngày 26/9, Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai chương trình hỗ trợ học tiếng Anh dự bị dành cho tân sinh viên nhập học đợt hai các chương trình liên kết quốc tế nhằm giúp các em vượt qua rào cản tiếng Anh trong quá trình học tập tại khoa. Xem thể lệ tại đây.
(Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội)