Chấn thương trong thể thao gần như là một vấn đề không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc xử lý chấn thương tại chỗ cũng như sau điều trị là một khâu vô cùng quan trọng để chúng ta có thể tiếp tục theo đuổi môn thể thao yêu thích. Trên thực tế, mọi người thường bối rối khi sơ cứu chấn thương thể thao, có thể dẫn đến tình trạng lâu phục hồi.
Các loại chấn thương thể thao thường gặp như chấn thương phần mềm, chấn thương cấp tính, gãy xương, căng cơ, bong gân, trầy xước… Bác sĩ Paul D’Alfonso, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare chia sẻ kỹ năng sơ cứu giúp chấn thương nhanh chóng hồi phục hơn và hạn chế các biến chứng về sau:
- Cần dừng các hoạt động chơi thể thao: Khi gặp chấn thương, người chơi ngay lập tức dừng các hoạt động chạy, nhảy, đi lại… để ngăn bị thương nghiêm trọng hơn.
- Chườm đá: Sử dụng một túi đá lạnh để chườm lên vị trí chấn thương nhằm giảm sưng và đau tạm thời, đối với chấn thương phần mềm. Nếu chấn thương gây chảy máu, cần rửa ngay bằng nước sạch.
- Băng bó: Cố định vị trí chấn thương bằng băng nẹp y tế chuyên dụng nhằm giảm các thương tích phát sinh trong quá trình di chuyển đến bệnh viện.
Trang bị các kiến thức về sơ cứu tại chỗ khi gặp chấn thương thể thao là một việc rất hữu ích, giúp phòng tránh các hậu quả về lâu dài cho cơ thể. Sau khi lành hẳn, đa số chấn thương thể thao đều gây đau nhức về sau, đặc biệt là bị thương nghiêm trọng. Trị liệu thần kinh cột sống là một trong những phương pháp có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương, cơ bắp do các chấn thương thể thao trước đó gây ra. Với phương pháp không dùng thuốc, không phẫu thuật, tác động trực tiếp đến dây thần kinh của các khớp xương, nắn chỉnh cột sống không những giúp giảm đau nhức mà còn cho phép bạn đủ sức khỏe và độ dẻo dai theo đuổi các môn thể thao yêu thích.