Sáng 26/1 (23 tháng chạp Âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tái hiện Lễ dựng nêu hay còn gọi là Thướng tiêu trong chốn hoàng cung triều Nguyễn để báo hiệu ngày Tết đã tới.
Sáng 26/1 (23 tháng chạp Âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tái hiện Lễ dựng nêu hay còn gọi là Thướng tiêu trong chốn hoàng cung triều Nguyễn để báo hiệu ngày Tết đã tới.
Xuất phát từ cửa Hiển Nhơn, cây nêu làm bằng tre dài hơn 15 m được 10 binh lính vác trên vai đi qua Triệu Tổ Miếu, điện Thái Hòa để đến dựng ở khuôn viên Thế Tổ Miếu.
Xuất phát từ cửa Hiển Nhơn, cây nêu làm bằng tre dài hơn 15 m được 10 binh lính vác trên vai đi qua Triệu Tổ Miếu, điện Thái Hòa để đến dựng ở khuôn viên Thế Tổ Miếu.
Đội nhã nhạc cung đình theo đoàn rước nêu tấu những bản nhạc cung đình xưa.
Tại Thế Miếu, hương án, lễ phẩm cùng đội Đại nhạc và các bồi tự đã chờ sẵn.
Trên mâm cúng trong lễ dựng nêu phải có heo, gà, xôi.
Nghi thức Thướng nêu (tức là dựng nêu) được cử hành nghiêm trang, binh lính tham gia lễ ăn mặc chỉnh tề. Các nghi thức lễ như nghinh thần, khánh hạ được cử hành trong âm thanh của Đại nhạc.
Trong đời sống cung đình ở Huế, trước ngày Tết người ta làm lễ dựng nêu để báo hiệu ngày Tết đã tới. Mục đích ban đầu để mừng ngày Tết, sau đó cúng Thần linh để phù hộ cho người nhà được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu. Triều đình dựng nêu cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, dân chúng làm ăn thuận lợi.
Nghi thức Thướng nêu (tức là dựng nêu) được cử hành nghiêm trang, binh lính tham gia lễ ăn mặc chỉnh tề. Các nghi thức lễ như nghinh thần, khánh hạ được cử hành trong âm thanh của Đại nhạc.
Trong đời sống cung đình ở Huế, trước ngày Tết người ta làm lễ dựng nêu để báo hiệu ngày Tết đã tới. Mục đích ban đầu để mừng ngày Tết, sau đó cúng Thần linh để phù hộ cho người nhà được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu. Triều đình dựng nêu cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, dân chúng làm ăn thuận lợi.
Theo sử liệu, vào thời vua Minh Mạng, những lần lên nêu, triều đình nhà Nguyễn sẽ chọn một số ấn triện bỏ vào sọt treo lên nêu. Đến ngày mùng 7 tháng Giêng mới mở ấn và hạ nêu rồi tiễn Thần gọi là mở đầu năm mới.
Theo sử liệu, vào thời vua Minh Mạng, những lần lên nêu, triều đình nhà Nguyễn sẽ chọn một số ấn triện bỏ vào sọt treo lên nêu. Đến ngày mùng 7 tháng Giêng mới mở ấn và hạ nêu rồi tiễn Thần gọi là mở đầu năm mới.
Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế trong trang phục khăn đóng, áo dài dâng hương trời đất làm lễ dựng nêu.
Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế trong trang phục khăn đóng, áo dài dâng hương trời đất làm lễ dựng nêu.
Sau lễ tế nghinh thần, ấn triện, câu đối, phướn đỏ được treo lên phần ngọn cây nêu.
Theo điển lệ, khi thấy cây nêu lấp ló trên những bức tường thành của chốn hoàng cung xưa, các nhà dân mới bắt đầu tiến hành dựng nêu ăn Tết cúng Thần cùng tổ tiên và vạch vôi trừ ma quỷ. Ngày giờ dựng nêu của dân chúng sau định lệ của triều đình.
Sau Thế Miếu, lễ dựng nêu cũng sẽ được tổ chức tại nhiều điểm di tích khác trong Quần thể di tích cố đô Huế nhưng với quy mô đơn giản hơn, diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp đến 30 Tết.
Theo điển lệ, khi thấy cây nêu lấp ló trên những bức tường thành của chốn hoàng cung xưa, các nhà dân mới bắt đầu tiến hành dựng nêu ăn Tết cúng Thần cùng tổ tiên và vạch vôi trừ ma quỷ. Ngày giờ dựng nêu của dân chúng sau định lệ của triều đình.
Sau Thế Miếu, lễ dựng nêu cũng sẽ được tổ chức tại nhiều điểm di tích khác trong Quần thể di tích cố đô Huế nhưng với quy mô đơn giản hơn, diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp đến 30 Tết.
Võ Thạnh