Sự kiện Ngày Sáng tạo châu Âu lần thứ ba vừa qua có sự góp mặt của các nhà cung cấp viễn thông, tổ chức cố vấn, cùng các cơ quan chính phủ và giới truyền thông. Nhờ vậy, nhiều chủ đề nổi bật đã được đào sâu hơn về chuyên môn như mô hình công nghiệp 4.0, thành phố thông minh, công nghệ có thể mặc được và mạng lưới Internet kết nối vạn vật (IoT).
Ông William Xu, Giám đốc Marketing chiến lược của Huawei cho biết: "Chúng tôi có thể giúp châu Âu tăng tốc trong quá trình số hóa dàn trải trên các lĩnh vực thiết bị, hạ tầng và ứng dụng. Hơn nữa chúng tôi cũng đang đồng hành với người dùng, đối tác và các viện nghiên cứu để xúc tiến quá trình này".
Hãng hướng tới chiến lược 1-2-1. Trong đó số "1" đầu tiên đại diện cho nền tảng IoT hợp nhất và duy nhất, số "2" tượng trưng cho hai loại hình truy cập (có dây và không dây), và số "1" cuối cùng chính là đại diện cho hệ điều hành IoT đầu tiên của hãng Huawei.
Từ năm 2006, hãng kết hợp cùng các nhà mạng có tiếng như Deutsche Telekom, British Telecom và Vodafone thiết lập nên 19 trung tâm Sáng tạo Liên hợp chuyên nghiên cứu về mạng lưới và dịch vụ mới. Ở lĩnh vực ôtô, Audi và Huawei từng đồng quảng bá những giải pháp ứng dụng và Internet cho xe hơi. Ngoài ra còn các dự án công nghiệp 4.0 hợp tác với tổ chức nghiên cứu ứng dụng Fraunhofer Gesellschaft và những phương án IoT đang được tiến hành cùng SAP trải khắp các lĩnh vực giao thông vận tải, dầu khí, sản xuất.
Tại sự kiện Ngày Sáng tạo, ông Xu nhấn mạnh mối quan hệ chiến lược vừa được thiết lập giữa đơn vị và nhà mạng lớn nhất thế giới là Vodafone. Hai bên mong muốn cùng vươn tầm hơn nữa trên thị trường doanh nghiệp quốc tế bằng cách triển khai các giải pháp công nghệ cao như phủ sóng trong nhà, thiết kế module M2M, thành phố an toàn, IoT và các trung tâm điện toán đám mây.
Suốt 15 năm có mặt tại châu Âu, doanh nghiệp này đã đầu tư, nỗ lực về sáng tạo và từng bước hội nhập hơn vào vùng công nghệ. Đến nay, tập đoàn đã ra mắt 18 cơ sở nghiên cứu phát triển ở 8 nước châu Âu chuyên lĩnh vực mạng lưới vô tuyến, vi tuyến, vi mạch, điện tử, toán học cùng nhiều mảng khác. Huawei đang là đối tác của hơn 700 doanh nghiệp và 120 học viện tại châu Âu.
Từ khi thành lập năm 1987, mỗi năm Huawei rót tối thiểu 10% tổng doanh thu thường niên vào quỹ sáng tạo đổi mới, nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Năm 2014, tập đoàn đã chi đến 6,6 tỷ USD, tương đương 14% tổng doanh thu, hơn gần 30% so với năm trước cho nghiên cứu phát triển. Sau 10 năm, hãng đã bỏ hơn 30 tỷ USD cho mục tiêu dài hạn này.
Huawei là nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông với các sản phẩm và giải pháp được triển khai tại trên 170 quốc gia và khu vực, phục vụ hơn một phần ba dân số toàn cầu. Hãng có 16 trung tâm nghiên cứu và phát triển trên toàn thế giới. Consumer BG Huawei là ngành kinh doanh chủ chốt của hãng, thuộc Top 100 thương hiệu toàn cầu của Interbrand 2014 và đứng thứ 3 về lượng tiêu thụ smartphone trên thế giới. Ba nhóm sản phẩm kinh doanh chính gồm điện thoại thông minh, thiết bị truy cập Internet băng thông rộng và thiết bị liên lạc tại gia.
Consumer BG Huawei đã có 360 cửa hàng phân phối trên toàn thế giới với tổng doanh thu năm 2014 đạt 12,2 tỷ USD và bán ra 138 triệu thiết bị. Hãng cung cấp 2 2 thương hiệu điện thoại thông minh là Huawei (thiết bị tầm trung và cao cấp được trang bị công nghệ hiện đại với các dòng sản phẩm P, G và Mate), Honor (dòng phổ dụng với các sản phẩm như Honor 6 Plus, Honor Holly…).
Thu Ngân