UBND TP Hà Nội vừa đồng ý kế hoạch tưới nước rửa đường của 30 quận, huyện, thị xã. Theo đó, kinh phí rửa đường năm 2020 của thành phố trên 114 tỷ đồng từ ngân sách. Đánh giá về phương án này, nhiều độc giả VnExpress đặt dấu hỏi về tính hiệu quả:
Xe chở đất cát có ngọn, che chắn chỉ là cho có ngang nhiên đi ngoài đường. Khi đi xe máy sau xe tải, chỉ cần một cơn gió hoặc xe tải đi vào chỗ sóc, là nhắm mắt không kịp, bụi bay mù mịt. Công trình xây dựng ở xung quanh đó vài km đất cát vương vãi đầy. Khi mà không ngăn được nguồn ô nhiểm, thì rửa đường chỉ mang tính thời điểm, làm phần ngọn mà thôi. Nên quản lý chặt ô nhiễm đầu vào, còn dùng tiền đó để trồng cây xanh.
Rửa sạch hay phun cho ướt và nhếch nhác hơn? Gặp nắng nóng sẽ càng bụi bẩn? Khi rửa lượng đất cát, rác sẽ đi đâu? Hy vọng cống không phải là nơi nhận. Thiết nghĩ, vấn đề nên được làm từ gốc, vận động người dân không xả rác, xả thải ra đường, xe vô thành phố nên có trạm rửa tự động...
Hà Nội đang thiếu cây xanh trầm trọng, giải pháp lâu dài là trồng thêm cây xanh, giảm khói bụi, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Rửa đường chỉ là giải pháp tạm thời thôi, không giải quyết được triệt để vấn đề.
Quan trọng là xử lý nguồn gây ô nhiễm, nhiều khu vực công trường, xe ra vào không được vệ sinh sạch sẽ, hoặc đổ đất xuống đường, dẫn đến các xe qua lại làm tung bụi mù mịt. Hay một số tuyến phố vỉa hè hư hỏng, đào đường không chú ý giữ vệ sinh thì rửa cũng chỉ tốn tiền.
Khi rửa đường xong, không biết có cấm xe chở đất cát đi không? Liệu đường có sạch không bụi hay không? Hay khi nắng lên, bụi lại bay lên hòa với không khí do xe chở đất cát đi lại. Nên dùng tiền này trồng cây xanh thì tốt hơn rất nhiều.
Trồng cây to lấy bóng mát dọc các tuyến phố chính nội thành đi. Năm nay trồng các năm sau hưởng cũng tốt lắm rồi. Dùng cả trăm tỷ rửa đường không giải một1 lượng nước lớn hàng ngày, rất lãng phí tài nguyên nước.
>> Quan điểm của bạn về phương án rửa đường thế nào? Chia sẻ bài viết cho trang Ý kiến tại đây.