Theo Earth Touch News, những con mực ống Humboldt (Dosidicus gigas) còn được gọi là "mực khổng lồ" hay "quỷ đỏ", bắt đầu dạt vào hòn đảo từ tháng trước.
Mực Humboldt trải qua 95% cuộc đời ở những vùng biển sâu, nhưng chúng di chuyển lên tầng nước nông hơn để săn mồi lúc hoàng hôn. Vụ mắc cạn xảy ra ở đảo Santa Maria có thể do "thủy triều đỏ", một loại tảo có hoa độc. Tiến sĩ William Gilly và đồng nghiệp tại Trạm Hàng hải Hopkins thuộc Đại học Stanford, Mỹ, phát hiện vụ mực Humboldt mắc cạn hàng loạt này trùng với đợt ra hoa của tảo biển ở Thái Bình Dương.
Các loại tảo tiết ra một lượng nhỏ axit domoic, chất độc thần kinh có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của động vật và làm chúng mất phương hướng. Tuy nhiên, thủy triều đỏ không giúp lý giải tại sao các loài vật khác không bị ảnh hưởng.
Đối với nhóm nghiên cứu của Gilly, vụ mắc cạn mang tới cơ hội duy nhất để họ nghiên cứu về vòng đời của loài vật. Hàng triệu con mực ống Hmboldt chu du qua các đại dương trên thế giới mỗi năm, nhưng các nhà khoa học chưa biết nơi chúng đẻ trứng và trứng của chúng chưa từng được phát hiện trong tự nhiên.
Các kỹ thuật viên đến từ cơ quan Dịch vụ Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Chile đã thu thập mẫu nước ở nơi mực chết để phân tích sâu hơn.
Vân Du