Những người con xa nhà nhớ Tết quê. Ảnh minh họa: Google |
Những bông tuyết trắng lượn trên bầu trời xứ lạ, trông cảnh vật phủ một màu trắng thanh bình thật đẹp mắt, trữ tình, và có ai biết đâu trong lòng tôi đau thắt buồn thê lương. Mỗi lần nhìn hoa tuyết bay trên quê người, trong tôi chân chất một hồn quê không bờ bến, mùa xuân quê nhà đang ngõ cửa trong lòng.
Thêm một mùa tuyết trắng, thêm mùa xuân nữa xa quê, với tôi mang trong người hai dòng máu, ý chí và lãng mạng, khi mang ba lô trên vai ra đi lập nghiệp không được quyết không trở về, đó là ý chí của tôi, và một dòng máu lãng tử đeo mang quanh quẩn tôi một tình "yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ, ai bảo chăn trâu là khổ, tôi mơ màng như chim hót trên cao" - Giang Nam. Tôi yêu bà con lối xóm, yêu những người bạn của mình rời trường rất sớm vì hoàng cảnh kinh tế đẩy đưa, kiếm cơm sống qua ngày.
Ngày đó bạn tôi có điều kiện hơn tôi là có công việc để làm kiếm cơm, còn riêng nhà tôi, tản cư nên chân ướt chân ráo lại sống trong vùng biển mà anh em tôi không ai đứng trên thuyền lâu được.
Gửi bài dự thi "Xuân Quê hương" của bạn |
Mỗi xuân về là tôi nhớ bạn mình, họ đi làm sớm hơn, nên có chút tiền vào ra, còn riêng tôi cậu bé xơ xác trong cuộc sống sau ngày đất nước sang trang, cha tôi ở tù biệt tăm, mẹ tôi quần quật sớm hôm. Bạn bè có điều kiện thông cảm cho tôi, và luôn đông viên tôi tới trường tìm đôi chữ, tôi cũng cố gắn hết mình với cuộc sống, với thời gian.
Thời gian này với gia đình tôi quả thực lê thê, xuân về lại càng bê bết hơn, thương cho chiếc áo bao mua vá, quả chiếc áo bao mùa như vậy, cuộc đời có gì tươi sáng. Miếng ăn thôi là khó nhọc rồi, xuân về thì bạn tôi nghĩ lâu hơn nên có dịp gặp anh em chòm xóm, bạn tôi rất thương tôi, có cái gì ngoài biển khơi trước khi tàu vô cũng có chút dành dụm đêm về cho tôi, và còn phơi dể dành chút cá khô làm mồi, lai rai bên bép lửa hồng khi nồi bánh chưng bánh tét cười vui. Chúng tôi bầy trai trẻ đi quanh hàng xóm, đi giúp mọi gia đình cạo đường làm bánh in, hết nhà này đến nhà khác, có nhiều nhà làm rất nhiều không phải làm cho ngày tết mà làm cho công việc biển khơi, sau tết là bạn tôi, những tiền bối biển cả lên đường cho những chuyến đi lưới chuồng dài ngày.
Bên ánh lửa hồng trắng đêm, vui cùng nồi bánh quê, chúng tôi thường lai rai với rươu gạo, tôi thì ít ơn chỉ biết phá mồi thôi, bên ánh lửa hồng tiếng lửa khô reo lốp bóp, lâu lâu hết mồi bọn tôi lùa than hồng ra nướng vài con cá khô hay con mực mà bạn tôi chuẩn bị sẳn ngoài biễn khơi, cho mùa gặp mặt, xóm tôi vừa là vùng biển vừa tre, gió biễn hiu hiu mang mát với đời, dù sống trong đói khổ, làng gió biển, ánh tre làng ru hồn chúng tôi trong nhưng ngày cơ cực.
Có dịp gặp nhau hò vui với cây đàn guitar tuổi đời chắt tôi gọi bằng bác là ít, cứ nghe ten ten bolero, thì tha hồ sáng đêm. Không có gì quý hơn ngày đó, dù mẹ tôi hay những ba mẹ chung quanh chạy từng bữa ăn, khổ cực trên các chặn đường trần, tuổi thơ quả thực là ngây ngô.
Tết đến vạn nét rầu cho cha mẹ. Thật nói rằng nhà tôi thê thảm nhất, mẹ tôi chèo con thuyền nhỏ nuôi bảy anh em tôi không dễ chút nào, đó là một điều gian nan rồi, anh em tôi dường như đứa nào cũng nhận thức được điều này, không đứa nào đòi hỏi mẹ điều gì. Được một cái trong anh em tôi đứa nào cũng ngoan hiền không mắt lòng bà con lối xóm. Xuân về chúng tôi cũng rất vui, không như vài người bạn nhà bên, đầy đủ áo quần mới được lì xì…
Chúng tôi cũng còn có những người cưu mang như ngoại, cô, bác, cậu ở trong quê xuân về cho cái này hay cái khác, nếp, gạo đường hay hơn con gà vườn, khi ngày hết tết tới, đó là những bữa ăn ngon nhất trong anh em chung tôi. Và chúng tôi cũng nhận thức được người mẹ dạy rằng, nghèo không dáng xấu hổ, xấu hổ về nghèo mới đáng xấu hổ. Mẹ tôi dù không học thức nhưng bà thường dạy chúng tôi những thơm từ trong cuộc sống.
Hôm nay cuối tuần ngoài trời mờ mịt những bông tuyết mỗi giờ thêm nặng, quê nhà ta đã bước vào xuân, mênh mang với cuộc sống quê người, nhìn những bông tuyết lã lướt mà trong lòng mang mát chuyện xa xưa, quê nhà ấm cúng mùa xuân, còn riêng những người lưu vong ở quanh tôi lại mùa đông héo lánh hoang tàn. Tôi thật sự nhớ quê hương nhớ tuổi thơ của mình quá, nhớ khi đến nhà bạn miếng bánh tét, cái bánh thuẩn, mà có nhiều mùa xuân nhà tôi không có.
Tôi quả thực biết ơn người, biết ơn ngày đó nó dường như quanh quẩn bên tôi, làm nguồn đông viên tôi làm điều gì đó, luôn luôn cố gắn trong cuộc đời này. Cái mùa xuân quý nhất trong chúng tôi là cái quần mới hay cái áo mới, tôi nói vậy là vì chưa mùa xuân nào tôi có cả hai, nếu có cái quần thì không có cái áo, hay là không có gì hết. Có một chuyện vào xuân tôi không bao giờ quên trong cuộc đời thơ ấu.
Suốt hai năm học lớp bảy và lớp tám bộ đồ tôi vá chồng lên, mỗi ngày mỗi dày thêm những đường chỉ mới, kinh tế gia đình sống nhờ vào gánh củi trên vai mẹ, chúng tôi chỉ cần có ngày bai bữa lững lòng đủ đến trường, sống lây lắt như vậy chờ ngày trưởng thành, rồi kiếm công việc gì giúp mẹ.
Mùa xuân đến, đơn vị cậu tôi đi ngang qua Đà Nẵng, cậu tôi tranh thủ ghé thăm nhà chị hai, tức mẹ tôi, gặp cậu chúng tôi rất mừng, rất hiếm khi gặp được cậu. Giải phóng về thì cậu đi bộ đội, lúc thì Vinh lúc Thanh Hóa…hôm đó cậu về ở Quân khu 5 gần nhà, đơn vị cậu vào Buôn Mê Thuột, nên cậu ghé nhà, nhìn cảnh đời nhà chị hai và mấy cháu, cậu rưng rưng nước mắt, riêng thấy bày cháu khốn cùng câu cũng không biết làm gì, trước lúc chia tay cháu.
Cậu mở ba lô ra trong ba lô có chiếc võng tôi còn nhớ đến giờ, chiếc võng màu xanh còn rất mới, hình như mỗi lần đơn vị đi đâu thì mỗi người được phần quà mới. Cậu gọi anh hai tôi lại và đưa chiếc võng, nói rằng kiếm tiền hai anh em may hai cái quần mới, quà mừng xuân của cậu. Tôi mãi nhớ vì khi cậu ra đi, chúng tôi mở chiếc võng ra xem, anh hai tôi biết đó là vải kaky Nam Định, tôi chỉ biết vậy thôi, tôi và anh hai xăm se chiếc võng như một vật trời ban, nhìn mùa xuân đầy hoa thơm hương sắc, anh cũng giống tôi không khác gì bộ đồ cũ theo tháng năm chồng chất vài lớp vải khác nhau.
Chiếc quần nhiều kỷ niệm của mùa xuân năm đó còn mãi trong tôi. Chiếc võng mới được cho vào ngăn tủ chờ ngày tôi kiếm đủ tiền mây thì mang nó ra thợ, tôi tranh thủ hết mình kiếm chút tiền để có cái quân mới khoe với bạn bè trong dịp xuân mới, ai gọi cái gì giúp thì tôi cũng cố gắn cả, được hào nào tôi cất đó, sau giờ học là tôi lên chổ làm việc phụ keo xe thuê, vì tôi quá nhỏ con nên họ không mướn, phụ họ cho bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, dù cực nhọc, lòng hân hoang mùa xuân mới này mình sẽ có được chiếc quần mới.
Khi kiếm đủ tiền bảo anh hai có rồi, anh em mình đi mây quần cho năm mới, hai anh em tôi mùa xuân này được phước, ngờ đâu cái phước phần này không đến với anh em tôi, khi anh mở tủ ra chiếc võng không cánh mà bay, tôi buồn anh tôi buồn hơn, anh ngậm ngùi đông viên tôi một câu mà hơn ba mươi năm tôi qua tôi còn nhớ đến ngày hôm nay: "Mình nghèo rồi mà còn có kẻ nghèo hơn, anh em mình cố gắng học vươn lên"…một mùa xuân đầy trăng trở cho tuổi thanh xuân của mình, mãi mãi là kỷ niệm khó quên trong đời. Một chiếc quần mới là ước mơ lớn lao của những năm tháng nghèo đói.
Trời không phụ lòng người ý chí hiếu học, ngày tháng bầm dập cũng trôi mau, hết mùa xuân này đến mùa xuân khác, anh hai tôi vào đại học Y như anh mong ước của tuổi thơ, còn bầy em nhỏ khăn gói ra đi đến một chân trời mới, nhìn cảnh tuyết lượn quê người lòng chạnh nhớ lại xuân quê, nhớ lại bạn bè quê nhà, người đi kẻ ở, nhớ lại chiếc quần mới năm xưa không có duyên với mình.
Lòng người đau đáu trào dâng, trong tôi còn bao nhiêu em thơ giống như tuổi thơ mình trong những ngày còn lây lất, lang thang đây đó không có cơm ăn áo mặt, hoàng cảnh đẩy đưa nhận thức nông cạn, nô đùa với xã hôi đang phát triển dẫn đến giết người vô tội, mấy em thương của anh, hãy cho mình là những chú én nhỏ góp một phần đời mình vào một mùa xuân bay lượn ấm cúng.
Tuyết còn rãi rác bay trong lòng tôi nhớ quê, thương mấy em bé nghèo lang thang trên mọi nẽo đường của đất nước, thương những mẹ già từng bữa chạy cơm cho con mình, lòng buồn nhìn đất trời mỗi độ xuân sang ở quê nhà, trong lòng tôi thêm một mùa đông buốt lạnh nhớ xuân quê.
Bắc Mỹ mùa xuân thứ 18 xa quê,
Ngọc Mai