Trong khuôn khổ lễ hội "Ngọc Linh mời gọi", sáng 1/8, Trung tâm Giới thiệu, tổ chức hội chợ đã tổ chức hội thi sâm Ngọc Linh tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà My. Gần 60 người dân từ bảy xã trong huyện mang sâm tới dự thi.
Trong khuôn khổ lễ hội "Ngọc Linh mời gọi", sáng 1/8, Trung tâm Giới thiệu, tổ chức hội chợ đã tổ chức hội thi sâm Ngọc Linh tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà My. Gần 60 người dân từ bảy xã trong huyện mang sâm tới dự thi.
Vượt 20 km từ nhà đến hội chợ, ông Hồ Văn Đoàn ở xã Trà Linh mang theo balô đựng sâm tới dự thi.
Trước đó, người dân nhổ sâm, thêm đất mùn bọc vào trong túi, khi đến chợ bỏ ra chậu để trưng bày. Ban tổ chức cho biết giải thưởng lần này dành cho sâm 1-4 năm tuổi; 5 năm tuổi; 7 năm tuổi, 9 năm tuổi và loại 10 tuổi. Đây là cuộc thi sâm duy nhất ở Việt Nam.
Trước đó, người dân nhổ sâm, thêm đất mùn bọc vào trong túi, khi đến chợ bỏ ra chậu để trưng bày. Ban tổ chức cho biết giải thưởng lần này dành cho sâm 1-4 năm tuổi; 5 năm tuổi; 7 năm tuổi, 9 năm tuổi và loại 10 tuổi. Đây là cuộc thi sâm duy nhất ở Việt Nam.
Các "thí sinh sâm" được đặt trong chậu, xếp hàng trên bàn để Ban giám khảo thẩm định. Tiêu chí đoạt giải là cây sâm dáng thẳng, tán đều, lá xanh đậm, rễ phát triển mạnh, không bị sâu bệnh. Củ sâm màu vàng đậm hoặc xanh rêu.
Các "thí sinh sâm" được đặt trong chậu, xếp hàng trên bàn để Ban giám khảo thẩm định. Tiêu chí đoạt giải là cây sâm dáng thẳng, tán đều, lá xanh đậm, rễ phát triển mạnh, không bị sâu bệnh. Củ sâm màu vàng đậm hoặc xanh rêu.
Chị Nguyễn Hồng Thương, xã Trà Cang, đưa năm cây sâm đến dự thi. Cũng như nhiều hộ dân ở huyện Nam Trà My, gia đình chị Thương trồng hàng nghìn cây sâm trên đỉnh núi Ngọc Linh. "Tôi không quan trọng trúng giải mà chỉ nghĩ đây là cơ hội để học hỏi kinh nghiệm về cách trồng và chăm sóc sâm đạt năng suất cao", chị Thương nói.
Chị Nguyễn Hồng Thương, xã Trà Cang, đưa năm cây sâm đến dự thi. Cũng như nhiều hộ dân ở huyện Nam Trà My, gia đình chị Thương trồng hàng nghìn cây sâm trên đỉnh núi Ngọc Linh. "Tôi không quan trọng trúng giải mà chỉ nghĩ đây là cơ hội để học hỏi kinh nghiệm về cách trồng và chăm sóc sâm đạt năng suất cao", chị Thương nói.
Ông Hồ Văn Liêm, xã Trà Linh, mang cây sâm 8 tuổi, nặng 240 gram, cao 80 cm đến dự thi. "Tôi trồng trên núi Ngọc Linh hàng nghìn cây nhưng chọn năm cây củ to, rễ phát triển đều, lá và thân to dự thi theo thể lệ", ông Liêm nói và cho hay cây sâm này dự thi xong nếu ai mua 70 triệu đồng sẽ bán, không được giá thì mang về trồng tiếp.
Ông Hồ Văn Liêm, xã Trà Linh, mang cây sâm 8 tuổi, nặng 240 gram, cao 80 cm đến dự thi. "Tôi trồng trên núi Ngọc Linh hàng nghìn cây nhưng chọn năm cây củ to, rễ phát triển đều, lá và thân to dự thi theo thể lệ", ông Liêm nói và cho hay cây sâm này dự thi xong nếu ai mua 70 triệu đồng sẽ bán, không được giá thì mang về trồng tiếp.
Ông Hồ Văn Thể, Phó ban tổ chức hội thi sâm, quan sát bằng mắt thường và đánh giá bằng kinh nghiệm. Đặc điểm của sâm Ngọc Linh mỗi mắt là một tuổi.
Sâm Ngọc Linh được người dân Xê Đăng, sống ở dãy núi miền Trung, dùng để chữa bệnh, gọi đó là "thuốc giấu". Những năm chiến tranh, người dân thường dùng "thuốc giấu" trị vết thương, sốt rét… cho bộ đội.
Ông Hồ Văn Thể, Phó ban tổ chức hội thi sâm, quan sát bằng mắt thường và đánh giá bằng kinh nghiệm. Đặc điểm của sâm Ngọc Linh mỗi mắt là một tuổi.
Sâm Ngọc Linh được người dân Xê Đăng, sống ở dãy núi miền Trung, dùng để chữa bệnh, gọi đó là "thuốc giấu". Những năm chiến tranh, người dân thường dùng "thuốc giấu" trị vết thương, sốt rét… cho bộ đội.
Một cây sâm ra quả chín mọng. Theo quy chế, sâm dự thi còn nguyên cây, không bị đứt gãy, không dập lá và quả.
Một cây sâm ra quả chín mọng. Theo quy chế, sâm dự thi còn nguyên cây, không bị đứt gãy, không dập lá và quả.
Cây sâm một tuổi chỉ có một nhánh lá trồi lên.
Ông Trịnh Minh Quý, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp nông nghiệp huyện Nam Trà My, thành viên ban giám khảo, cho biết cây sâm nào củ to, cân nặng sẽ đoạt giải.
Cây sâm một tuổi chỉ có một nhánh lá trồi lên.
Ông Trịnh Minh Quý, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp nông nghiệp huyện Nam Trà My, thành viên ban giám khảo, cho biết cây sâm nào củ to, cân nặng sẽ đoạt giải.
Một cây sâm nặng gần 300 gram, cao 60 cm tham gia dự thi. Chủ nhân cho biết cây được phát hiện ngoài tự nhiên, sau đó mang về trồng trong vườn hơn 6 năm. Kết thúc cuộc thi, cây được ra giá 130 triệu đồng.
Hội thi nhằm tạo sân chơi cho người dân và góp phần đưa nghề trồng sâm ở huyện Nam Trà My phát triển. Ban giám khảo sẽ tìm ra những cây đẹp nhất để trao giải vào ngày 3/8 với năm giải nhất, mỗi giải 1,5 triệu đồng; 10 giải nhì 1,2 triệu đồng/giải; 15 giải ba 800.000 đồng/giải và 20 giải khuyến khích 500.000 đồng/giải.
Một cây sâm nặng gần 300 gram, cao 60 cm tham gia dự thi. Chủ nhân cho biết cây được phát hiện ngoài tự nhiên, sau đó mang về trồng trong vườn hơn 6 năm. Kết thúc cuộc thi, cây được ra giá 130 triệu đồng.
Hội thi nhằm tạo sân chơi cho người dân và góp phần đưa nghề trồng sâm ở huyện Nam Trà My phát triển. Ban giám khảo sẽ tìm ra những cây đẹp nhất để trao giải vào ngày 3/8 với năm giải nhất, mỗi giải 1,5 triệu đồng; 10 giải nhì 1,2 triệu đồng/giải; 15 giải ba 800.000 đồng/giải và 20 giải khuyến khích 500.000 đồng/giải.
Sâm được người dân huyện Nam Trà My trồng trên đỉnh núi Ngọc Linh, dưới tán rừng nguyên sinh. Đầu tháng 6/2017, sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) trở thành sản phẩm quốc gia.
Sâm được người dân huyện Nam Trà My trồng trên đỉnh núi Ngọc Linh, dưới tán rừng nguyên sinh. Đầu tháng 6/2017, sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) trở thành sản phẩm quốc gia.
Đắc Thành