Năm 1998, bộ phim “Chuyện nhà Mộc” phát sóng trên truyền hình khiến khán giả khóc cười theo câu chuyện sĩ tử ở quê ra phố thi đại học. Từ mờ sáng, ông Mộc cùng con gái “khăn gói quả mướp” ra Hà Nội . Ông bỏ ra 15.000 đồng, bằng tiền 5 miệng ăn ở quê cả tuần để đưa con vào trung tâm luyện thi chật cứng, đúng nghĩa “một cái lò”. Khi cô con gái ngồi học, mồ hôi rơi ướt nhòe trang giấy, bên ngoài là ông Mộc ngóng chờ với ánh mắt đầy hy vọng.

Đó không phải câu chuyện chỉ có trên phim. Thập niên 90, hàng nghìn học sinh cuối cấp đều như con ông Mộc, họ mang theo ước mơ đại học, khát khao được đến gần giảng viên giỏi mà trước đây chỉ thấy trên truyền hình đến các “Lò luyện thi”.

Mùa thi đại học năm 2015, trong căn nhà ở Tuy Hòa, Phú Yên, Đoàn Vinh Phú ngồi trước màn hình máy tính ôn tập môn Toán qua website Hocmai.vn. Trong khi bạn bè cùng trang lứa vẫn mải mê ăn tạm cái bánh mì rồi đến lớp học thêm, Phú thuyết phục bố mẹ cho học trực tuyến để tiết kiệm thời gian, tiền học thêm với lời hứa "Chắc chắn con sẽ đỗ đại học".

Một thập kỷ sau chuyến xe lên thành phố của bố con ông Mộc, việc luyện thi đã dần thay đổi nhờ ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục.

Năm 2007, khi chiếc máy vi tính đã trở nên quen thuộc hơn với người dân Việt Nam cũng là lúc nhiều công ty khởi nghiệp ở lĩnh vực công nghệ thông tin ra đời. Học mãi (Hocmai) là một doanh nghiệp như thế với 4 thành viên trong nhóm sáng lập thuộc thế hệ 7X, 8X. Họ khởi nghiệp từ sự đồng cảm với ước mơ chinh phục cổng trường đại học của hàng triệu học sinh nông thôn.

“Việc luyện thi ở nông thôn và các thành phố có khoảng cách rất lớn. Ở nông thôn, sách và tài liệu khan hiếm, học sinh khó có cơ hội được học với giáo viên nổi tiếng. Mỗi mùa thi, học sinh và phụ huynh ‘di dân’ lên các thành phố lớn để chen chân trong “lò luyện thi’. Chúng tôi có ý tưởng xây dựng thư viện học liệu gồm ngân hàng câu hỏi, kho đề thi chất lượng cùng các bài giảng điện tử do giáo viên nổi tiếng tại Hà Nội giảng dạy để học sinh trên mọi miền đất nước không cần vượt đường xa vẫn có thể được học như các bạn ở thành phố lớn”, ông Đặng Quang Hùng, Phó Tổng giám đốc Hệ thống giáo dục Hocmai, chia sẻ.

Đội ngũ sáng lập tin ý tưởng này sẽ thành công vì mô hình học trực tuyến đã được đón nhận ở các nước phát triển, giải quyết tốt nhiều bất cập như: học sinh có thể học bất kỳ lúc nào, ở đâu, tiết kiệm chi phí, hạn chế đi lại, giúp người học chủ động hơn…

Tháng 4/2007, nền tảng học trực tuyến Hocmai.vn bắt đầu đăng tải các video bài giảng của các giảng viên đại học nổi tiếng cùng kho đề thi giúp học sinh luyện tập, kiểm tra và tự đánh giá kiến thức. Để có được video bài giảng, đội ngũ sáng lập đã thuyết phục các giáo viên giỏi ghi hình hoặc xin đặt máy quay ở các trung tâm luyện thi.

Nền tảng học trực tuyến Hocmai ra đời cùng lúc các quán trò chơi điện tử mọc lên như nấm. Nhắc đến máy tính, internet, phụ huynh lo sợ con sẽ chơi điện tử thâu đêm suốt sáng. Giáo viên hầu hết chưa quen với việc giảng bài trước máy quay nên việc hợp tác không hiệu quả, các bài giảng chưa tạo được sức hút trong khi chất lượng hình ảnh còn thấp.

“Đã có rất nhiều học sinh truy cập vào Hocmai.vn để luyện tập với hệ thống đề thi trắc nghiệm và tham khảo các học liệu miễn phí. Tuy nhiên, hầu hết các em vẫn chưa sẵn sàng cho việc trả phí để sử dụng. Năm đầu tiên có 300.000 học sinh đăng ký tài khoản, năm sau tăng lên 600.000 nhưng rất ít thành viên chi trả dù chỉ vài nghìn đồng cho một bài giảng. Trong khi đó chi phí vận hành nền tảng, thù lao cho giảng viên ‘ngôi sao’ khá đắt đỏ”, ông Đặng Quang Hùng nói về khoảng thời gian Hocmai loay hoay với bài toán tồn tại.

Đoàn Vinh Phú là một trong những học sinh được chứng kiến sự thay đổi của Hocmai. Cuối năm lớp 11, Phú xin ba mẹ 500.000 đồng để mua một khóa ôn tập Toán dành cho học sinh trình độ khá. Mua khóa học này, Phú được xem video bài giảng trong suốt năm học, làm bài tập ôn luyện mỗi ngày và bài kiểm tra hàng tuần. Ngoài ra, Phú được trợ lý học tập tư vấn, tham gia diễn đàn Hocmai để trao đổi với các bạn, hỏi trực tiếp thầy cô qua thư điện tử và sử dụng thư viện điện tử đọc sách miễn phí.

Đoàn Vinh Phú, cựu học sinh Hocmai.
Đoàn Vinh Phú, cựu học sinh Hocmai.

“Ban đầu ba mẹ mắng ghê lắm vì cả lớp đều đi học thêm, không ai đòi lên máy tính học như con trai. Tôi phải chỉ cho ba mẹ từng chút một về lộ trình học, tên tuổi các thầy cô và cam kết kê bàn máy tính cạnh bàn làm việc để ba giám sát. Ba thấy sau một tháng con có tiến bộ hơn nên ủng hộ”, Phú kể lại.

Để giải bài toán học sinh không hứng thú với video bài giảng của thầy cô ‘ngôi sao’, Hocmai đã quyết định dùng công nghệ để cá nhân hóa việc học tập, tạo ra các gói dịch vụ theo nhu cầu và trình độ của từng em. Nhờ các chỉ số trên nền tảng, Hocmai đo lường thói quen của học sinh như: Các em thường tìm các dạng đề thi như thế nào, thích dạng bài giảng nào, giờ học kéo dài bao lâu…

Bên cạnh đó, đội ngũ sáng lập cũng khảo sát thực tế và nhận thấy lớp học thêm truyền thống có một số nhược điểm như: Sĩ số quá đông, thầy đọc cho trò chép, thầy không thể quan tâm hết các nhóm học sinh mà mỗi em một trình độ, học sinh Việt Nam thường ngại hỏi nên không biết tìm tài liệu và tự học sau giờ lên lớp.

Hocmai khắc phục những hạn chế này bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra kho học liệu nhiều hình họa và đưa vào các bài giảng trực tuyến. Nhiều thầy cô giáo có tư tưởng cởi mở đã đồng hành cùng đội ngũ sáng lập để điều chỉnh phương pháp, ứng dụng công nghệ xây dựng bài giảng trực tuyến sinh động, tạo hứng thú cho học sinh trước màn hình máy tính.

Để giải bài toán học sinh không hứng thú với video bài giảng của thầy cô ‘ngôi sao’, Hocmai đã quyết định dùng công nghệ để cá nhân hóa việc học tập, tạo ra các gói dịch vụ theo nhu cầu và trình độ của từng em. Nhờ các chỉ số trên nền tảng, Hocmai đo lường thói quen của học sinh như: Các em thường tìm các dạng đề thi như thế nào, thích dạng bài giảng nào, giờ học kéo dài bao lâu…

Bên cạnh đó, đội ngũ sáng lập cũng khảo sát thực tế và nhận thấy lớp học thêm truyền thống có một số nhược điểm như: Sĩ số quá đông, thầy đọc cho trò chép, thầy không thể quan tâm hết các nhóm học sinh mà mỗi em một trình độ, học sinh Việt Nam thường ngại hỏi nên không biết tìm tài liệu và tự học sau giờ lên lớp.

Hocmai khắc phục những hạn chế này bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra kho học liệu nhiều hình họa và đưa vào các bài giảng trực tuyến. Nhiều thầy cô giáo có tư tưởng cởi mở đã đồng hành cùng đội ngũ sáng lập để điều chỉnh phương pháp, ứng dụng công nghệ xây dựng bài giảng trực tuyến sinh động, tạo hứng thú cho học sinh trước màn hình máy tính.

Những gói học tập dành riêng cho nhóm học sinh giỏi, khá, trung bình ở tất cả các môn thi đại học được xây dựng với lộ trình và mục tiêu rõ ràng. Diễn đàn Hocmai, mạng xã hội học tập dành cho học sinh phổ thông cùng thư viện trực tuyến với hàng ngàn đầu sách cũng được ra đời ở giai đoạn này.

Năm 2010, nền tảng học trực tuyến Hocmai.vn đạt mốc 1.000.000 thành viên. Năm 2014, tăng lên 2.000.000 thành viên. Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012, có 85 học sinh theo học tại Hocmai là thủ khoa, á khoa của các trường đại học.

Phó tổng giám đốc Đặng Quang Hùng nhận định: “Công nghệ có thể giúp cho việc đánh giá, nhận biết các vấn đề của mỗi cá nhân và đưa ra lộ trình, phương pháp học phù hợp. Gói học tập, chương trình học hay giáo viên được công khai và đánh giá bởi toàn xã hội. Sức ép buộc Hocmai phải làm tốt và có cơ hội để làm tốt thông qua việc đánh giá, góp ý của học sinh”.

“Hocmai đã có trong tay chương trình học tối ưu, công cụ để đo lường hiệu quả việc dạy và học, đội ngũ giáo viên có trình độ công nghệ và đam mê dạy trực tuyến. Tôi đã tiếp xúc với nhiều học sinh ở nông thôn thi đỗ điểm cao vì biết cách kết hợp giữa học ở lớp với ôn luyện ở nhà qua Hocmai”, thầy Đặng Ngọc Khương, Giáo viên Ngữ Văn ở Chương Mỹ, Hà Nội chia sẻ.

5 năm sau ngày thành lập, Hocmai không dừng lại ở việc luyện thi đại học, các gói học tập được mở rộng cho học sinh lớp 11, lớp 10 rồi Trung học cơ sở và Tiểu học. Lý giải về sự thay đổi này, ông Phạm Giang Linh, Tổng giám đốc Hệ thống giáo dục Hocmai cho rằng, nhu cầu của xã hội thay đổi thúc đẩy giáo dục thay đổi.

“Trước đây, giáo dục chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội theo hướng công nghiệp hoá. Cha mẹ đi làm thì con đi học. Học sinh như công nhân trong nhà máy, ngồi trên một dãy bàn như một dây chuyền. Thời đại mới, khi các tiến bộ về công nghệ ra đời, các em cần được trang bị kỹ năng chứ không đơn thuần chỉ là kiến thức. Hoạt động học truyền thống cũng phải thay đổi. Hocmai sẽ đồng hành cùng các em từ đầu đến cuối chứ không chỉ dừng lại ở việc đạt điểm cao trong các kì thi”, ông Linh phân tích.

Từ năm 2017, Hocmai triển khai giải pháp học tập phân hóa theo từng mục tiêu như: Hỗ trợ học sinh hoàn thành chương trình phổ thông, chinh phục các kì thi cuối cấp hoặc chuyển cấp. Với mỗi nhóm mục tiêu, Hocmai xây dựng hệ thống giáo trình khác nhau và các gói dịch vụ hỗ trợ chuyên biệt.

Mỗi giải pháp học tập đều có bản thiết kế từ mục tiêu đến kết quả dự kiến, lộ trình, dịch vụ hỗ trợ và thông tin giáo viên. Khi đăng ký giải pháp, học sinh sẽ được kiểm tra trình độ để chọn mục tiêu, thiết lập lộ trình học phù hợp. Quá trình học, học sinh được nhắc nhở, động viên liên tục qua các kênh chăm sóc. Bên cạnh đó, Hocmai tổ chức các kỳ thi trực tuyến để đánh giá năng lực của học sinh, các buổi tư vấn học tập, tuyển sinh, cung cấp thông tin nghề nghiệp hữu ích.

Chương trình học tại Hocmai được xây dựng đầy đủ cho ba cấp học, bám sát khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tối ưu cho hoạt động học trực tuyến nhờ ứng dụng công nghệ. Hocmai mong muốn học sinh không chỉ có kiến thức, kỹ năng tốt, mà còn thái độ sống tích cực, chủ động trong thời đại mới.

Những thay đổi của Hocmai trong 5 năm trở lại đây cho thấy đội ngũ sáng lập đang dần hoàn thiện khát vọng xây dựng trường học trực tuyến lớn nhất Việt Nam có giải pháp học tập theo mục tiêu cá nhân hóa, thư viện học liệu, cố vấn học tập hỗ trợ từng học sinh và các chương trình học kỹ năng, thúc đẩy phát triển năng lực cá nhân.

Nhà sáng lập Hocmai tự hào vì nền tảng này đã sử dụng công nghệ phù hợp để mang lại sự bình đẳng trong giáo dục, học sinh ở mọi nơi đều có quyền học tập, tiếp cận với các chương trình học tập tốt và giáo viên giỏi.

Chương trình học tại Hocmai được xây dựng đầy đủ cho ba cấp học, bám sát khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tối ưu cho hoạt động học trực tuyến nhờ ứng dụng công nghệ. Tổng giám đốc Hocmai mong muốn học sinh không chỉ có kiến thức, kỹ năng tốt, mà còn thái độ sống tích cực, chủ động trong thời đại mới.

Những thay đổi của Hocmai trong 5 năm trở lại đây cho thấy đội ngũ sáng lập đang dần hoàn thiện khát vọng xây dựng trường học trực tuyến lớn nhất Việt Nam có giải pháp học tập theo mục tiêu cá nhân hóa, thư viện học liệu, cố vấn học tập hỗ trợ từng học sinh và các chương trình học kỹ năng, thúc đẩy phát triển năng lực cá nhân.

Nhà sáng lập Hocmai tự hào vì nền tảng này đã sử dụng công nghệ phù hợp để mang lại sự bình đẳng trong giáo dục, học sinh ở mọi nơi đều có quyền học tập, tiếp cận với các chương trình học tập tốt và giáo viên giỏi.

Trải qua 13 năm, nền tảng học trực tuyến có tới gần 4 triệu học sinh trên cả nước đã và đang theo học với hơn 1.000 khóa học được công bố, đảm bảo bao phủ toàn bộ kiến thức ở mọi cấp học.

Khi đã tốt nghiệp đại học Bách Khoa TP HCM, Đoàn Vinh Phú, cậu học sinh ở Tuy Hòa, Phú Yên năm nào trở thành gương mặt trẻ tiêu biểu trong cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam, sở hữu nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Phú cho rằng học trực tuyến khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường là bàn đạp để anh chủ động trau dồi kiến thức, có ý thức tự giác học tập. Hiện Phú vẫn duy trì thói quen học các khóa marketing, quản trị kinh doanh qua các ứng dụng.