Có khi nào bạn tự hỏi rằng có phải cách học ngoại ngữ của mình sai hay không mà sao học hoài mà sử dụng không được. Bạn nói người bản địa nghe không hiểu, người bạn địa nói bạn nghe không hiểu. Vậy hãy thử phương pháp của một người bạn Singapore xem sao.
Trong lớp đào tạo giảng viên tiếng Hoa tại trường Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan, có nhiều bạn đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Trong đó có một người bạn người Singapore, bạn ấy thông thạo tiếng Hoa, Anh, Pháp, Đức và Malaysia.
Điều làm tôi ấn tượng ở người bạn này không phải bạn biết nhiều ngoại ngữ, mà là bạn ấy có thể nghe hiểu hầu hết tiếng Anh của những bạn khác đến từ các quốc gia nói tiếng Anh như Anh-Anh, Anh-Mỹ, Anh-New Zealand, Anh-Úc, Anh-Ấn Độ...và của các nước mà tiếng Anh không là ngôn ngữ chính thức như Anh-Malaysia, Anh-Thái, tiếng Anh của người Nhật và "Vietlish" giống như tôi. Tôi hỏi bạn có thể chia sẻ cách học ngoại ngữ của mình không, bạn bảo rằng: " Okê lah".
>> Tôi mất căn bản tiếng Anh vì ám ảnh bị chê phát âm sai
Lúc còn nhỏ thầy cô không chỉ dạy tiếng Anh của người Singapore cho họ. Đầu tiên, họ cho học sinh nghe tiếng Anh của các quốc gia đến từ các nước trên thế giới, nghe trong một thời gian dài cho quen ngữ điệu, các nhấn nhá, phát âm, trọng âm, cách sử dụng từ ngữ...
Thầy cô cho rằng khi mới bắt đầu học ngoại ngữ thì phải nghe nhiều để tạo nên sự đa dạng trong cách nghe. Khi nghe đủ nhiều, sẽ hình thành nên một "kho ngôn ngữ âm thanh" trong đầu. Sau này bất kì nước nào nói tiếng Anh thì họ cũng sẽ hiểu và đáp lại rất nhanh.
Thông thường các tập đoàn đa quốc gia của phương Tây thường chọn Singapore làm trụ sở chính ở khu vực Châu Á. Nhân viên thường là người đến từ các quốc gia khác nhau, sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính, vị trí quản lí thông thường là người Singapore.
Do được huấn luyện từ nhỏ nên những Singaporians thường không gặp khó khăn khi giao tiếp, họ có thể dẫn dắt, hòa nhập được tất cả nhân viên cấp dưới, đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau và trở thành một thể thống nhất. Năng suất làm việc của người Singapore vì thế cũng nâng cao do không mất nhiều thời gian để tiếp nhận và xử lí thông tin.
>> Học tiếng Anh 10 năm vẫn 'mù', ra nước ngoài một năm thành thục
Bên Việt Nam thì khi học ngữ ngữ thường chú trọng đến ngữ pháp và tập đọc. Khi học giao tiếp, ,hình ảnh hai học sinh cầm hai quyển sách đứng lên đọc là hình ảnh rất phổ biến khi mình học phổ thông. Do đó học sinh Việt Nam thường rất giỏi ngữ pháp tuy nhiên lại không giao tiếp được. Bạn học nghe nói tiếng Việt như thế nào thì hãy học ngoại ngữ như thế ấy nghe- nói trước đọc- viết sau là một thứ tự không thể nào thay đổi trong việc học ngoại ngữ.
Lúc đầu tiên cứ nghe và luyện tập đều, không cần phải ép bản thân hiểu và không cần phải dịch ra tiếng Việt là cái chi. Chỉ cần nghe và nghe cho quen giọng.
Một ngày này đó bạn sẽ thấy kết quả. Nếu như người khác nói bạn nghe không hiểu thì đơn giản là bạn nghe chưa đủ nhiều và chưa đủ đa dạng, cho nên trong kho ngôn ngữ của bạn không tồn tại "âm thanh" đó. Một khi đã nghe nhiều bạn sẽ có tai nghe ngôn ngữ. Và sau này nó sẽ là tiền đề rất tốt cho kỹ năng nói.
Nếu bạn không có môi trường thực tiễn thì bạn lên mạng nghe nhiều video, audio, radio, podcast...của tất cả các vùng miền ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Macao. Trong tiếng Anh thì bạn nghe giọng của các nước giống như tôi liệt kê, và trong tiếng Việt thì bạn nghe giọng của 3 miền Bắc-Trung-Nam.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.